Vĩ mô

Chuyên gia: Áp lực lạm phát trong thời gian tới sẽ không quá lớn

Khúc Văn 10/04/2025 16:39

Lý giải nguyên nhân của việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp, chuyên gia khẳng định kết quả kiểm soát lạm phát trong quý I/2025 là do Chính phủ đã chỉ đạo sát sao các bộ, ngành, địa phương, đảm bảo thông suốt hệ thống lưu thông, phân phối; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp.

Áp lực lạm phát sẽ được giảm đáng kể

Theo số liệu của Cục thống kê, Bộ Tài chính, lạm phát cơ bản tháng 3/2025 tăng 0,25% so với tháng trước. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.

Lý giải nguyên nhân của việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp, ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định kết quả kiểm soát lạm phát trong quý I/2025 là do Chính phủ đã chỉ đạo sát sao các bộ, ngành, địa phương, đảm bảo thông suốt hệ thống lưu thông, phân phối; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp.

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Áp lực lạm phát sẽ được giảm đáng kể.

Ông Lâm cho rằng trong thời gian tới, để kiểm soát lạm phát, Chính phủ cần điều hành tỷ giá, lãi suất phù hợp, tránh lạm phát kỳ vọng; kiểm soát tăng giá trong các mùa cao điểm; nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước với mức giá cạnh tranh để thúc đẩy người dân tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ Việt; tăng cường thực hiện các đợt khuyến mại để thúc đẩy sức mua của người dân.

“Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý, nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát”, ông Lâm nói.

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, sau khi tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm, CPI tháng 3 đã giảm nhẹ trở lại theo quy luật, bất chấp giá thịt lợn tăng 3,58% và đóng góp 0,12 điểm % vào mức tăng chung của CPI.

Ông Độ cho rằng việc CPI giảm trong tháng 3 cũng cho thấy áp lực lạm phát hiện nay không lớn khi CPI tháng 3 hay CPI trung bình 3 tháng đầu năm cũng chỉ tăng tương ứng 3,13% và 3,22% so với cùng kỳ và lạm phát cơ bản tháng 3 so với cùng kỳ cũng chỉ ở mức 3,01%. Các mốc so sánh cho thấy hiện tại lạm phát khá ổn định khi xoay quanh mức 3%.

“Trong thời gian tới, dự báo áp lực lạm phát được có thể sẽ giảm đáng kể, khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Canada… có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, đồng thời khiến giá các hàng hóa cơ bản giảm mạnh”, ông Độ dự báo.

Ngoài ra, việc xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới chịu nhiều áp lực giảm do thuế đối ứng của Mỹ, dù Mỹ đã lùi thời hạn áp thuế với Việt Nam lên tới 90 ngày nhưng vẫn có thể khiến tăng trưởng đầu tư và tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp gia tăng dẫn đến sức mua bị ảnh hưởng tiêu cực.

Trong bối cảnh tổng cầu yếu Nhà nước nhiều khả năng sẽ thận trọng trong việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục cũng như giá điện.

Bởi vậy, nhiều khả năng lạm phát so với cùng kỳ trong giai đoạn từ nay đến cuối năm sẽ có xu hướng giảm và lạm phát trung bình cả năm 2025 sẽ xoay quanh mức 3%, nhưng xác suất dưới 3% cao hơn (mức cụ thể tùy thuộc vào việc kinh tế thế giới có rơi vào suy thoái hay không).

“Trong trường hợp Nhà nước vẫn quyết định điều chỉnh mạnh giá điện và giá dịch vụ y tế, giáo dục, đồng thời tỷ giá USD/VND chịu nhiều áp lực tăng do nguồn cung USD giảm khi xuất khẩu và thặng dư thương mại giảm, lạm phát trung bình cả năm có thể vượt mức 3% nhưng không nhiều”, ông Độ dự báo.

>>Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2025? Dự báo mới nhất từ ADB

Phải theo dõi chặt chẽ các diễn biến giá cả

Cục trưởng Cục thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, để kiểm soát lạm phát năm 2025 đạt được mục tiêu đề ra, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới. Từ đó, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

CPI tháng 5/2023 tăng nhẹ so với tháng trước
Phải theo dõi chặt chẽ các diễn biến giá cả.

Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị.

Đồng thời, theo bà Hương, các Bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas...) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp lễ nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Ngoài ra, cần quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh giá các loại dịch vụ do Nhà nước quản lý phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế. Điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, để cân đối cung - cầu hàng hóa, việc đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị.

Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas... để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp lễ, Tết nhằm hạn chế tăng giá. Cùng với đó, cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm đó là việc điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Do đó, theo các chuyên gia, cơ quan quản lý cần quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh giá các loại dịch vụ do Nhà nước quản lý phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế. Đồng thời, điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

>>Chuyên gia ADB: Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực

Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực, người tiêu dùng Mỹ lo ngại giá cả tăng cao

Giá cà phê, hồ tiêu 'rơi thẳng đứng' vì Mỹ áp thuế ồ ạt

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-ap-luc-lam-phat-trong-thoi-gian-toi-se-khong-qua-lon-286254.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Chuyên gia: Áp lực lạm phát trong thời gian tới sẽ không quá lớn
    POWERED BY ONECMS & INTECH