Sống

Công nhân khoan lòng đất sâu đến 36m, mũi khoan đột nhiên “bất động” vì 1 khúc gỗ hiếm lạ: Cảnh sát lập tức ập đến, công trường bị phong tỏa

Thanh Thanh 15/09/2023 14:00

Một đội công nhân đã vô cùng bất ngờ khi vô tình phát hiện khúc gỗ hiếm dài gần 2m dắt vào mũi khoan khi đang khảo sát địa chất.

d6153cc6fb292e777738

Câu chuyện xảy đến vào lúc 10h sáng ngày 2/1/2016 tại Trung Quốc. Cụ thể, trong quá trình khảo sát địa chất và xây dựng đoạn thứ tư của Tuyến tàu điện ngầm Vũ Hán số 5 đoạn trước cổng Làng mới Tứ Mỹ trên Đại lộ Hòa Bình ở huyện Vũ Xương, Trung Quốc, đội công nhân thi công khi đang khoan sâu tới 35,8m thì bỗng nhiên mũi khoan ngừng hoạt động một cách khó hiểu.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, đội công nhân phát hiện mũi khoan dài 11cm cắm sâu vào một vật đen cứng dính đầy bùn, dài khoảng 1,9m nhưng đã bị tách ra thành nhiều đoạn nhỏ. Lúc đầu, đội công nhân tưởng là mũi khoan va phải đá cứng, tuy nhiên khi nhìn kỹ, họ phát hiện đây là một khúc gỗ cứng kỳ lạ. Dù được chôn sâu trong lòng đất nhưng lại tỏa ra mùi hương dịu nhẹ.

ph

Khúc gỗ quý được phát hiện tại công trường thuộc Khu phát triển kinh tế Miên Dương, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Ifeng

Bất ngờ trước sự việc kỳ lạ này, đội công nhân lập tức báo cáo cơ quan chức năng gần đó. Cảnh sát cũng đã ngay lập tức tới hiện trường, đồng thời nhanh chóng phong tỏa khu vực để thuận tiện cho việc điều tra. Phía cảnh sát khu vực đã tiến hành đưa số gỗ này về cất giữ tạm thời ở đơn vị và mời các chuyên gia đến thẩm định, đánh giá.

60680530cddf188141ce

Cơ quan chức năng đã tạm thu số gỗ để thẩm định. Ảnh: Sina

Nhà sưu tập bảo vật quý giá của Trung Quốc là Trần Mao sau khi xem những bức tranh về khúc gỗ kỳ lạ này đã đặt ra nhiều khả năng đây là loại gỗ âm trầm, ước tính giá của nó không hề nhỏ, thậm chí là vô giá.

Các chuyên gia cho biết rằng số gỗ tìm được chính là loại gỗ âm trầm quý giá được mệnh danh là “Đông Phương Thần Mộc”, rất hiếm ở Trung Quốc. Các chuyên gia địa chất cũng cho rằng tại khu vực công trường phát hiện ra thân gỗ quý có thể còn nhiều kho báu trầm tích cũng ở gần đó.

Được biết, gỗ âm trầm là một loại gỗ cổ cực kỳ quý hiếm, hay còn được gọi là gỗ cổ trầm – đây là giống gỗ được ngâm mình trong nước suối từ thời cổ đại và được gọi với cái tên hết sức quý tộc “Đông Phương Thần Mộc”.

cc8b036ccb831edd4792

Ảnh: Sina

Về đặc điểm màu sắc, gỗ âm trầm có nhiều màu khác nhau như nâu, xám, đen, xanh đen, tím… sau 1 thời gian dài, gỗ âm trầm bị cacbon hóa và trở thành màu sẫm đen như than. Cùng sự xâm nhập của các loại khoáng chất khác và sự ngâm mình trong nước cả vạn năm nên gỗ âm trầm được coi là tinh hoa của trời đất. Thời cổ đại, các quan chức và văn nhân đều coi gỗ âm trầm như một món đồ nội thất “di sản” và các tác phẩm nghệ thuật chạm khắc từ gỗ âm trầm có giá trị vô cùng lớn.

Theo Sina, việc những người công nhân đào được cây gỗ quý ở Trung Quốc không còn là câu chuyện quá xa lạ. Trước đó, năm 2021 tại Tứ Xuyên cũng ghi nhận một trường hợp trương tự khi các công nhân tại công trường dự án Kim Hà Thiên Phủ thuộc Khu phát triển kinh tế Miên Dương, đã phát hiện ra một cái cây lớn nằm sâu 10m dưới lòng đất trong quá trình xây dựng. Các chuyên gia cũng xác nhận đây là loại gỗ âm trầm quý giá. Cây gỗ khai quật được này có tuổi đời từ 3.000 đến 10.000 năm, ước tính giá của nó không dưới 100 triệu NDT (hơn 300 tỷ đồng).

Bên trong siêu hố sụt 450m sâu nhất Việt Nam, phải đi bộ 20km đường rừng, xuyên sâu 6,5km hang động, bơi qua sông ngầm mới tiếp cận được

Bí ẩn hồ nước ngọt trong vắt như nước cất, tinh khiết nhất thế giới

Đại gia Việt "mặc áo phông, đi tông xỏ ngón" sở hữu biệt phủ 15ha toàn gỗ hiếm: Chi 2 tỷ/tháng thuê người làm điều phụ nữ rất "ghét"

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cong-nhan-khoan-long-dat-sau-den-36m-mui-khoan-dot-nhien-bat-dong-vi-1-khuc-go-hiem-la-canh-sat-lap-tuc-ap-den-cong-truong-bi-phong-toa-d108531.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Công nhân khoan lòng đất sâu đến 36m, mũi khoan đột nhiên “bất động” vì 1 khúc gỗ hiếm lạ: Cảnh sát lập tức ập đến, công trường bị phong tỏa
POWERED BY ONECMS & INTECH