Đại gia U90 là con trai của thợ buôn tơ lụa nức tiếng Hàng Đào một thời, sống trong biệt thự trăm tỷ ở 'đất vàng' đắt giá bậc nhất Thủ đô

22-02-2024 15:24|Thùy Dung

Hiện nay, ông và gia đình đang sinh sống trong căn biệt thự cổ được định giá hàng trăm tỷ.

Sinh ra đã ngậm thìa vàng

Ông Nguyễn Thái An (sinh năm 1943) là con trai trưởng trong một gia đình địa chủ giàu có ở Hà Nội. Cha ông là cụ Nguyễn Văn Lợi, một nhà buôn tơ lụa nức tiếng Hà Thành, còn mẹ ông là bà Nguyễn Thị Hồng từng được xem là giai nhân với vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” thời đó.

Chân dung ông Nguyễn Thái An

Chân dung ông Nguyễn Thái An

Bố mẹ ông Thái An thuộc thế hệ những thương lái đầu tiên kinh doanh và mở tiệm vải lớn nhất nhì phố hàng Đào. Nhờ vậy, thời điểm 40 năm trở về trước, gia đình ông đã nổi tiếng khắp Hà Nội nhờ tài kinh doanh giỏi và trở thành một trong những địa chủ giàu có khi sở hữu căn nhà mặt đường, 3 tầng to nhất phố hàng Đào.

Trước đây, phố Hàng Đào được mệnh danh là trung tâm buôn bán quần áo, tơ lụa sầm uất bậc nhất của Kinh thành Thăng Long. Thời Pháp thuộc, phố này có tên là Rue de la Soie (phố bán lụa). Đây cũng là nơi tập chung nhiều thương lái nước ngoài như Ấn Độ; Trung Quốc, Nhật Bản… đến giao thương buôn bán.

Ông Thái An kể, ngày đó để sở hữu được căn biệt thự này, cụ Nguyễn Văn Lợi phải tận dụng nhiều mối quan hệ và bỏ ra số tiền lớn. Đây không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi kinh doanh buôn bán phát đạt của gia đình.

Bức hình chụp gia đình cụ Nguyễn Văn Lợi

Bức hình chụp gia đình cụ Nguyễn Văn Lợi

Ông Thái An cũng cho hay, dù có những lúc khan hiếm hàng, cửa hiệu của bố mẹ ông vẫn luôn đầy ắp vải vóc, tơ lụa. Nói về giàu có ngày xưa của gia đình mình, ông Thái An kể, bố mẹ ông mua được 4 căn nhà phố cổ và cả ô tô. Họ đi đâu cũng có xe đưa rước. Trong nhà có hơn chục người ở.

"Mỗi lần đi học, tôi đều diện áo trắng, quần tây ngồi trên xe ô tô để gia nhân đưa đón", ông kể. Lớn lên trong gia đình có truyền thống nho giáo, ông Thái An thừa hưởng nếp sống thanh lịch của người Tràng An. Ông răn dạy con cháu làm người phải có ý chí phấn đấu. Khi giàu sang, phải luôn biết san sẻ với những người nghèo khó hơn mình

Sống trong căn nhà trăm tỷ ở mặt phố cổ

Trải qua hơn 1 thế kỷ, căn nhà số 72 của gia đình ông Thái An vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Dấu ấn rêu phong không chỉ thể hiện qua từng chi tiết của căn nhà như khung cửa, cầu thang hay những bức ảnh đen trắng đã bạc màu, đó còn là câu chuyện ký ức về hành trình trưởng thành của đám trẻ năm xưa trên “mảnh đất vàng”.

Căn nhà cổ của gia đình ông An được phân chia thành 3 tầng, chia làm 4 phần rõ rệt

Căn nhà cổ của gia đình ông An được phân chia thành 3 tầng, chia làm 4 phần rõ rệt

Căn nhà được thiết kế theo dạng hình ống, với 3 tầng, chia làm 4 phần rõ rệt, bao gồm: mặt ngoài - giếng trời - hệ thống nhà ở - sân vườn. Vào những năm 1940 - 1950, tầng 1 được sử dụng làm nơi kinh doanh tơ lụa, bên trong làm nhà kho và nơi ở của nhân viên.

Tầng 2 có phòng khách ở phía ngoài, một gác xép làm nhà kho. Bên trong là khu vực sinh hoạt của gia đình ông An. Ông An kể: “Ngày bố mẹ tôi vẫn còn kinh doanh tơ lụa, phòng khách lúc nào cũng tấp nập người ra, kẻ vào. Có thể là khách mua hàng hoặc những người bạn, những người hàng xóm qua uống cốc nước chè, cùng nhau chia sẻ chuyện cuộc sống”.

Tầng 3 của ngôi nhà có 2 phòng ngủ. Tuy nhiên, tầng 3 không được sử dụng thường xuyên và thường bỏ trống. Khu vực giếng trời nằm ở trung tâm ngôi nhà để đón ánh sáng mặt trời và tạo không gian thoáng đãng cho ngôi nhà.

Dù nằm ở mặt phố cổ nhưng căn nhà được thiết kế thoáng đãng

Dù nằm ở mặt phố cổ nhưng căn nhà được thiết kế thoáng đãng

Theo lý giải của ông An, nhà phố cổ nói chung, và căn nhà 72 Hàng Đào nói riêng hầu hết có dạng ống, sâu vào bên trong. Vì vậy, ở giữa ngôi nhà lúc nào cũng có khoảng sân thông tầng từ mái xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng, không che khuất tầm nhìn lên bầu trời.

Khu vực sân sâu, nằm ở phía trong cùng của ngôi nhà có chức năng tương tự như nhà kho, thường trồng một số cây cảnh nhỏ hoặc để chứa một số vại chứa nước, chum tương.

Không những vậy, để xứng đáng với địa vị của một “đại gia” tơ lụa nổi tiếng, bên cạnh vị trí đắc địa nằm ngay sát Hồ Hoàn Kiếm, ngôi nhà 72 Hàng Đào còn rất nhiều chi tiết đặc biệt, thể hiện sự giàu có, quyền quý của chủ nhân.

Căn nhà số 72 hàng Đào còn lưu giữ nhiều chi tiết thể hiện sự giàu có

Căn nhà số 72 hàng Đào còn lưu giữ nhiều chi tiết thể hiện sự giàu có

Ngôi nhà được xây dựng từ nhiều nguyên, vật liệu nhập khẩu trực tiếp từ Pháp. Trong đó có hệ thống gạch lát sàn nhà và đồ nội thất như: hệ thống đèn, quạt trần, bàn ghế tiếp khách,...

Đặc biệt, hệ thống nhà vệ sinh được xây dựng khép kín, hiện đại bậc nhất thời kỳ đó. Ông An tự hào: “Vào những năm 1940 - 1950, nhiều nhà còn phải dùng nhà vệ sinh công cộng, hoặc đi vệ sinh theo lối cũ, thì nhà tôi đã có hệ thống nhà vệ sinh khép kín, mỗi tầng 1 nhà vệ sinh, sạch sẽ, hiện đại nhất thời bấy giờ”.

Ngoài ra, ngôi nhà cũng sử dụng nước sạch từ đường ống nước của Pháp xây dựng, thay vì sử dụng nước giếng khoan

Cho đến nay, sau 70 năm, căn nhà vẫn giữ nguyên vẹn được lối kiến trúc xưa và mang đậm dấu ấn của thời gian. Những bức tường đã bắt đầu bong tróc và phủ đầy rêu phong. Đối với ông An, điều đáng tiếc nhất là thế hệ sau của gia đình ông không thích sống chung trong ngôi nhà cổ này.

Căn nhà mang đậm dấu ấn thời gian

Căn nhà mang đậm dấu ấn thời gian

Ông An có hai người con trai, cả hai người con đều làm việc và sinh sống ở nước ngoài, hiện chỉ có một cháu đích tôn là sống cùng ông. Mỗi năm, vào các dịp Tết những người anh chị, con, cháu trong đại gia đình ông mới trở về thăm nhà, thắp hương tổ tiên và ăn một bữa cơm sum họp.

Theo ông An, ngôi nhà giống như "vật báu" vô giá, nơi lưu giữ ký ức tuổi thơ và chứng kiến những thăng trầm của đại gia đình. Chính vì thế, dù nhiều lần được trả giá cao lên tới cả trăm tỷ đồng nhưng ông An vẫn kiên quyết không bán.

“Có thể cuộc sống tại đây đông đúc, chật chội, nhiều người không thích, nhưng với tôi, ngôi nhà này còn hơn cả trỉ kỷ. Nó là kỷ vật của bố mẹ tôi để lại, tôi quyết không bao giờ rời xa nó và không bao giờ bán”, ông An nói.

>> Đại gia U80 gốc Việt từng muốn "mua lại Tháp Eiffel": Dựng nghiệp bằng cách mua công ty thua lỗ, là triệu phú nổi danh ở Pháp

Đại gia U90 là con ông chủ tiệm vàng giàu nức danh đất Bắc một thời: Hết thời vẫn phát hiện trong nhà còn đầy vàng, sống trong căn nhà 700m2 giữa lòng phố cổ

Từ cậu bé nghèo chỉ được học hết cấp 3 đến đại gia ngành thực phẩm

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dai-gia-u90-la-con-trai-cua-tho-buon-to-lua-nuc-tieng-hang-dao-mot-thoi-nay-song-trong-biet-thu-tram-ty-o-dat-vang-dat-gia-bac-nhat-thu-do-d116606.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đại gia U90 là con trai của thợ buôn tơ lụa nức tiếng Hàng Đào một thời, sống trong biệt thự trăm tỷ ở 'đất vàng' đắt giá bậc nhất Thủ đô
    POWERED BY ONECMS & INTECH