Nhiều cổ phiếu ngân hàng bắt đầu bị công ty chứng khoán xả bán mạnh trong tuần tăng giá thứ ba liên tiếp.
Thị trường chứng khoán bắt đầu gặp khó sau hơn 3 tuần vận động tích cực và tiến vào vùng 1.165-1.170 điểm. Kết tuần giao dịch từ 8-12/1, VN-Index chỉ tăng nhẹ 0,02 điểm lên mức 1.154,7 điểm.
Điểm tích cực là thanh khoản tiếp tục cải thiện với vị thế mua lớn ở nhóm ngân hàng. Dòng tiền vào nhóm VN30 tăng tới 41,45% so với tuần trước.
Cùng với VN-Index, các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục duy trì đà tăng giá và gồng gánh thị trường. Các dấu ấn đáng kể là CTG (+8,6%), SHB (+6,5%), NVB (+6,3%), OCB (+4,6%), EIB (+4,5%), TCB (+4,4%), BID (+3,4%), TPB (+3,1%), MSB (+3%), VCB (+2,9%),...
Sau hơn 3 tuần tăng gần nhất, hầu hết các cổ phiếu nhà băng đã tăng 10-18% (mức tăng đáng kể nhất từ đầu năm 2023) |
Phiên 12/1, nhiều mã như OCB, SHB, CTG tiếp tục thể hiện sức mạnh giá vượt trội so với thị trường chung (điểm RS từ 89-96). Các cổ phiếu STB, MBB, LPB tăng giá với thanh khoản đột biến (gấp 1,7-2,2 lần trung bình 10 phiên). Các mã như ACB, MBB, SHB, NAB tiếp tục chứng kiến giao dịch mua ròng chủ động lớn (tỷ lệ 60-80%) của các nhà đầu tư "cá mập".
>> Cổ phiếu MBB giúp cổ đông lãi đậm, loạt vấn đề được 'hâm nóng' trước thềm ĐHCĐ
Đánh giá về triển vọng đầu tư, chia sẻ trên chương trình "Khớp lệnh" mới đây, ông Trần Anh - Tư vấn đầu tư, CMT Level 2 - khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc với cổ phiếu ngân hàng trong bối cảnh nhóm đã có nhịp tăng tương đối mạnh, RSI hầu hết trong trạng thái quá mua. Theo vị chuyên gia, nhà đầu tư nên chờ nhịp điều chỉnh trước khi mở vị thế cho mục tiêu trung/dài hạn.
Yếu tố cần lưu ý khác là động thái bán ròng của khối tự doanh công ty chứng khoán tuần qua. Các cổ phiếu ACB, MBB, TCB bị bán ròng từ 50-70 tỷ đồng; cổ phiếu CTG bị bán 181 tỷ và VPB bị bán gần 355 tỷ đồng.
Trái với diễn biến ở các cổ phiếu họ bank, sự phân hóa diễn ra ở nhóm chứng khoán, bất động sản, sắt thép,... khiến thị trường thiếu sự đồng thuận vững chắc để hướng lên vùng giá 1.180-1.100.
Trên khung đồ thị tuần, một số cổ phiếu nhóm bất động sản chịu áp lực bán gia tăng cùng thanh khoản dâng cao như DXG, DIG, PDR, CEO,...
>> Nửa năm sau khi lãnh đạo 'ra mắt showbiz': Cổ phiếu SHB và ACB cùng xác lập nhiều kỷ lục
Bốn mã cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng đến 17%
Chứng khoán MBS bắt trúng đáy cổ phiếu ngân hàng ACB, CTG, VIB