Chứng khoán VDSC nhận định, các nhóm ngành như bảo hiểm, vật liệu xây dựng và hóa chất được dự báo sẽ có kết quả kinh doanh giảm trong báo cáo tài chính quý III/2022.
Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa ra nhận định, trong quý III/2022, có 6/20 nhóm ngành vẫn giữ được tăng trưởng tích cực hoạt động kinh doanh bao gồm: Bán lẻ, ngân hàng, du lịch giải trí, điện, công nghệ thông tin, ô tô và dầu khí.
Theo lý giải, các ngành du lịch, ô tô và thực phẩm được kỳ vọng sẽ mang lại sắc xanh cho thị trường nhờ sự phục hồi hoạt động kinh doanh trong khi giá cổ phiếu vẫn đang ở vùng chiết khấu.
Ngược lại, các ngành bảo hiểm, vật liệu xây dựng và hóa chất được dự báo sẽ có kết quả kinh doanh giảm trong báo cáo tài chính quý III/2022.
Xem xét một phần dựa theo bức tranh kết quả kinh doanh quý II/2022, VDSC nhận thấy nhóm cổ phiếu tài chính, y tế và công nghiệp phản ứng khá tích cực khi chỉ số các các ngành này ghi nhận hiệu suất vượt trội đáng kể so với VN-Index.
Mặt khác, công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế nửa cuối năm 2022 sẽ là bộ đệm hỗ trợ cho tính hấp dẫn của các cổ phiếu nhóm ngân hàng, hàng không.
"Ngoài ra, chúng tôi cũng kỳ vọng xu hướng giảm của các nguyên vật liệu sẽ cải thiện được biên lợi nhuận và triển vọng tăng trưởng nửa sau 2022 của các doanh nghiệp sản xuất vốn đã có kế hoạch tăng giá bán hoặc giá bán có thể điều chỉnh theo giá nguyên vật liệu nhưng ở mức thấp hơn do đầu ra ổn định", báo cáo của VDSC nêu rõ.
TTCK tháng 8: Khoảng trống thông tin chuẩn bị bắt đầu
Nhận định về "sách lược" đầu tư phù hợp ở giai đoạn này trên Tin Nhanh Chứng Khoán, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Đầu tư, Chứng khoán Agriseco cho rằng, nhà đầu tư có thể theo sát diễn biến dòng tiền của khối nhà đầu tư lớn trong giai đoạn này.
Tuần 1 - 5/8/2022, khối này đã mua ròng mạnh tại nhóm ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Đây đều là các nhóm ngành có tỷ trọng lớn và được dự báo vẫn còn nhiều câu chuyện tăng trưởng nửa cuối năm nay. Do vậy, với kỳ vọng chỉ số vẫn trong đà hồi phục thời gian tới, những nhịp điều chỉnh của thị trường là cơ hội tốt để nhà đầu tư có thể tích luỹ thêm cổ phiếu.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh rủi ro lạm phát vẫn còn cao, nhà đầu tư có thể mua vào các cổ phiếu đầu ngành có yếu tố phòng vệ lạm phát, thuộc nhóm dầu khí, bảo hiểm hay điện nước.
Về tỷ trọng phân bổ vốn, tôi cho rằng, hiện tại chưa phải là thời điểm phù hợp để sử dụng margin do vẫn còn nhiều biến số vĩ mô cần được theo dõi chặt chẽ. Nhà đầu tư vẫn nên chủ động nắm giữ tỷ trọng tiền lớn hơn cổ phiếu để có thể giải ngân từng phần trong giai đoạn tới.
Đồng quan điểm, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư Chứng khoán Maybank Kim Eng cho rằng nhà đầu tư chỉ nên giao dịch ngắn hạn với tiền tươi của mình, hạn chế tối đa việc sử dụng margin thậm chí với những tài khoản có margin cao, tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ thu bớt trở lại để tạo thanh khoản cũng như tận dụng những cơ hội khác sắp tới.
Luật Điện lực sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, CTCK chỉ ra 3 doanh nghiệp hưởng lợi lớn
Doanh nghiệp thủy sản nào hưởng lợi lớn nhất nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 60-100% lên Trung Quốc?