Bất động sản

'Đế chế hàng hiệu' của Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ chạm mặt Sun Group ở dự án mở rộng sân bay 22.000 tỷ tại TP đảo đầu tiên của Việt Nam

Hải Đăng 21/05/2025 10:58

Hiện nay có 2 đơn vị đã kiến nghị tham gia đầu tư mở rộng nâng cấp sân bay tại TP đảo đầu tiên của Việt Nam.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 948/QĐ-TTg liên quan đến nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Trong đó có Dự án đầu tư mở rộng Cảng hàng không Phú Quốc theo hình thức PPP với vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng. Đây được xem là dự án lớn thứ 2 về vốn đầu tư trong Danh mục các dự án phục vụ APEC 2027.

>> Dự án sân golf hơn 5.000 tỷ im lìm suốt gần 2 thập kỷ bên bãi biển đẹp nhất TP, người dân 'sống mòn' trong vùng quy hoạch

'Đế chế hàng hiệu' của Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ chạm mặt Sun Group ở dự án mở rộng sân bay 22.000 tỷ tại TP đảo đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 1.
Sân bay Phú Quốc sắp được nâng cấp mở rộng phục vụ APEC 2027. Ảnh: Báo Dân trí

Tính đến thời điểm hiện tại, có 2 đơn vị đã có kiến nghị tham gia Dự án đầu tư mở rộng nâng cấp sân bay Phú Quốc gồm Sun Group và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn.

Trước đó vào tháng 3/2025, Văn phòng Chính phủ xác nhận đã nhận được kiến nghị của IPPG về dự án này. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Xây dựng xem xét giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp IPPG.

'Đế chế hàng hiệu' của Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ chạm mặt Sun Group ở dự án mở rộng sân bay 22.000 tỷ tại TP đảo đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 2.
Phối cảnh nhà ga hiện đại tại sân bay Phú Quốc. Ảnh minh họa

Cũng trong thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính đã chỉ đạo cuộc họp về công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị APEC.

Trước cuộc họp CTCP Tập đoàn Mặt Trời (Tập đoàn Sun Group) đã đề xuất Bộ Xây dựng đầu tư xây dựng sân bay Phú Quốc (giai đoạn 2) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

'Đế chế hàng hiệu' của Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ chạm mặt Sun Group ở dự án mở rộng sân bay 22.000 tỷ tại TP đảo đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 3.
Dự án nâng cấp mở rộng sân bay Phú Quốc nhằm phục vụ cho nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Ảnh minh họa

Theo đó, nếu được lựa chọn là nhà đầu tư, Tập đoàn này cam kết đầu tư Cảng hàng không Phú Quốc với công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, đảm bảo hoàn thành dự án trong khoảng thời gian từ 16-18 tháng kể từ khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

'Đế chế hàng hiệu' của Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ chạm mặt Sun Group ở dự án mở rộng sân bay 22.000 tỷ tại TP đảo đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 4.
Sun Group đã hoàn thành và đưa vào vận hành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) – sân bay quốc tế đầu tiên do doanh nghiệp tư nhân xây dựng, sở hữu và khai thác tại Việt Nam. Ảnh: Internet

Sun Group là một trong những tập đoàn tư nhân đầu tiên tại Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng hàng không.

Năm 2018, Sun Group đã hoàn thành và đưa vào vận hành Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) – sân bay quốc tế đầu tiên do doanh nghiệp tư nhân xây dựng, sở hữu và khai thác. Với thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến và dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, Vân Đồn đã nhiều lần được vinh danh là "Sân bay khu vực hàng đầu châu Á".

Thành công từ dự án này khẳng định năng lực triển khai hạ tầng hàng không của Sun Group, đặt nền móng cho những dự án tương tự trong tương lai.

'Đế chế hàng hiệu' của Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ chạm mặt Sun Group ở dự án mở rộng sân bay 22.000 tỷ tại TP đảo đầu tiên của Việt Nam- Ảnh 5.
"Đế chế hàng hiệu" của ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng muốn tham gia vào dự án này. Ảnh: Internet

Trong khi đó, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng có nhiều kinh nghiệm trong ngành hàng không, trong đó có việc mở đường bay thẳng từ TP. HCM đến Manila (Philippines) năm 1985 giữa bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn.

IPPG của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn được mệnh danh là "đế chế hàng hiệu" bởi vai trò áp đảo trong lĩnh vực phân phối thời trang xa xỉ tại Việt Nam. Với mạng lưới hơn 100 thương hiệu quốc tế như Rolex, Cartier, Burberry, Versace, D&G, IPPG hiện chiếm tới 70% thị phần hàng hiệu trong nước – một con số gần như tuyệt đối.

IPPG cũng đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ phi hàng không tại các sân bay lớn, nắm giữ gần 45% cổ phần tại SASCO – đơn vị vận hành dịch vụ miễn thuế và phòng chờ thương gia tại sân bay Tân Sơn Nhất và các sân bay khác.

Dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có tổng diện tích 1.050ha, được quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp 4E, với công suất thiết kế lên đến 18 triệu hành khách/năm.

Các hạng mục trọng điểm bao gồm: kéo dài đường cất – hạ cánh hiện hữu lên 3.500m, xây dựng thêm đường băng số 2 dài 3.300m, nhà ga hành khách T2, nhà ga VIP, cùng sân đỗ quy mô 70–80 vị trí đỗ máy bay.

Đáng chú ý, con số 70–80 chỗ đỗ máy bay theo quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ đã vượt xa mốc 30 chỗ giai đoạn 2021–2030 và 45 chỗ đến năm 2050 trong Quy hoạch Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) trước đó. Quy hoạch cũng xác định sân bay đủ điều kiện tiếp nhận các dòng máy bay thân rộng như Boeing B747, B787, Airbus A350 và tương đương.

Phú Quốc là thành phố đảo đầu tiên được thành lập của Việt Nam. Đảo Phú Quốc cùng các đảo nhỏ lân cận và quần đảo Thổ Chu hợp lại tạo thành TP. Phú Quốc ở vịnh Thái Lan.

Chỉ 1 tháng nữa, cầu lớn nhất vành đai chiến lược của Đông Nam Bộ sẽ thông xe: Rút ngắn quãng đường TP. HCM - Đồng Nai

Huyện ngoại ô TP. HCM chuẩn bị xây thêm 4 cây cầu hơn 12.500 tỷ đồng

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/de-che-hang-hieu-cua-johnathan-hanh-nguyen-se-cham-mat-sun-group-o-du-an-mo-rong-san-bay-22000-ty-tai-tp-dao-dau-tien-cua-viet-nam-20225052110334563.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    'Đế chế hàng hiệu' của Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ chạm mặt Sun Group ở dự án mở rộng sân bay 22.000 tỷ tại TP đảo đầu tiên của Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH