Vĩ mô

Đề nghị làm rõ mức đầu tư của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Phúc Lam 16/10/2024 - 13:26

Ngày 15/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra thông báo số 84/TB-BKHĐT kết luận phiên họp Hội đồng thẩm định Nhà nước về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Trong đó, có nhiều điều hạng mục Hội đồng thẩm định yêu cầu Bộ GTVT cần làm rõ.

Tại hội nghị Trung ương 10 khóa 13 diễn ra vào giữa tháng 9, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đã được thống nhất chủ trương đầu tư. Dự án này có độ dài 1.541km, quy mô đường đôi, khổ 1.435mm. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng hơn 67 tỷ USD, dự kiến sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn. Thời gian bố trí vốn trong khoảng 12 năm, mỗi năm bình quân khoảng 5,6 tỷ USD.

Mới đây, ngày 15/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra thông báo số 84/TB-BKHĐT kết luận phiên họp Hội đồng thẩm định Nhà nước về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Hội đồng đề nghị Bộ GTVT chịu trách nhiệm về nội dung, độ chính xác của số liệu trong hồ sơ dự án và các nội dung trong Đề án trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13. Bên cạnh đó, Hội đồng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự án; đảm bảo thực hiện đúng kết luận luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và Thường trực Chính phủ.

Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định Nhà nước đề nghị Bộ GTVT tiến hành rà soát tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, các thông số về quy mô đầu tư từng hạng mục của dự án trên cơ sở phân tích, đánh giá sự tuân thủ theo khung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, thực tiễn các dự án trên thế giới có sự tương đồng và phù hợp với hoàn cảnh đất nước nhằm tính đúng, đủ và phù hợp tại bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Hội đồng thẩm định nhấn mạnh "Việc này phải phân tích dựa trên khung tiêu chuẩn áp dụng thực tiễn của các dự án tương đồng trên thế giới và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam".

Đề nghị làm rõ mức đầu tư của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Ngoài ra, Hội đồng thẩm định yêu cầu Bộ GTVT rà soát lại đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính của dự án. Bên cạnh đó, cần phải làm rõ phương án huy động, khả năng cân đối vốn cho dự án để đảm bảo tính khả thi và đúng quy định.

Đồng thời, Bộ GTVT cũng cần rà soát, làm rõ các cơ chế, chính sách đặc biệt để báo cáo Quốc hội xem xét. Ngoài ra, những cơ chế chính sách khác cần làm rõ như: hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ, điều chỉnh quy hoạch đô thị, sử dụng đất hay vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài có chi phí thấp,...

Trước đó, dự án này được dự kiến sử dụng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn nên Hội đồng thẩm định yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, đánh giá lợi thế của hình thức đầu tư công so với các hình thức khác, đặc biệt đối với những đoạn không có ưu thế phát triển đường sắt.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là dự án quan trọng, nhận được nhiều sự quan trong thời gian gần đây. Sau gần 2 thập kỷ nghiên cứu, dự án này hứa hẹn không chỉ là bước ngoặt quan trọng mà còn mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Trước khi chính thức khởi công, Việt Nam đã tiến hành cân nhắc kỹ lưỡng và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến có hệ thống đường sắt tốc độ cao hàng đầu thế giới. Điều này đảm bảo rằng các kế hoạch được xây dựng phù hợp với địa hình đặc trưng và nhu cầu kinh tế của đất nước, nhằm tạo ra một hệ thống giao thông hiện đại, hiệu quả và bền vững.

>>Siêu dự án đường sắt cao tốc hơn 67 tỷ USD sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

Đề nghị làm rõ khả năng nội địa hóa đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Động thái mới của 2 tuyến đường sắt có tiềm năng đột phá kết nối Việt Nam với siêu cường châu Á

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/de-nghi-lam-ro-muc-dau-tu-cua-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-254015.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đề nghị làm rõ mức đầu tư của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH