Bất động sản

Đi gần hết nửa năm 2024, vẫn có hơn 300 dự án ‘đội sổ’ chưa thể giải ngân vốn

Phương Hà 18/06/2024 08:40

Điện Biên là tỉnh có số lượng dự án chưa giải ngân nhiều nhất lên tới 105 dự án.

Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 4848/BTC-ĐT ngày 13/5/2024 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công khai các dự án giải ngân 0% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) do địa phương quản lý.

Theo đó, tổng số kế hoạch vốn ngân sách Trung ương theo ngành, lĩnh vực (trong nước) do địa phương quản lý là gần 82.244 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết ngày 31/3/2024, các dự án mới giải ngân được hơn 8.634 tỷ đồng, đạt 10,5% kế hoạch vốn được giao, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước (12,16%). Đến ngày 30/4/2024, còn nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân là 0% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Để các địa phương nắm bắt tình hình giải ngân vốn đầu tư công của từng dự án nguồn ngân sách Trung ương theo ngành, lĩnh vực (vốn trong nước) do địa phương quản lý, làm cơ sở để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời chủ động triển khai các giải pháp chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, phấn đấu đạt kết quả cao nhất (trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), Bộ Tài chính công khai tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của 316 dự án, dự án nguồn ngân sách Trung ương theo ngành, lĩnh vực (vốn trong nước) có tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/4/2024 là 0% tại 48 địa phương.

Điện Biên là tỉnh có số lượng dự án chưa giải ngân nhiều nhất lên tới 105 dự án; tiếp đó là các tỉnh Sơn La: 22 dự án, Hòa Bình: 18 dự án, Quảng Bình: 13 dự án, Bắc Cạn: 9 dự án; các tỉnh Đắc Nông, Nghệ An, Hà Tĩnh: 8 dự án; Bắc Giang, Quảng Trị, Bình Thuận, Hà Giang: 7 dự án…

Đi gần hết nửa năm 2024, vẫn có hơn 300 dự án ‘đội sổ’ chưa thể giải ngân vốn
Ảnh minh hoạ

Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Tài chính về giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh Điện Biên cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến chậm giải ngân như: một số sở, ngành, địa phương còn thiếu quyết liệt, sâu sát trong việc lập kế hoạch; thiên tai, thời tiết phức tạp; chậm giải phóng mặt bằng; năng lực một số đơn vị chủ đầu tư còn hạn chế. Xã Hua Thanh và Thanh Nưa (huyện Điện Biên) làm chủ đầu tư một số dự án. Tuy nhiên, năng lực, trình độ quản lý dự án còn hạn chế nên cả 2 xã đang làm thủ tục để đề nghị chuyển chủ đầu tư về các phòng, ban của huyện Điện Biên.

Bên cạnh đó, sau khi bị Bộ Tài chính “bêu tên”, đầu tháng 6/2024, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức họp cùng đơn vị trực thuộc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Theo ông Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công là giải phóng mặt bằng. Lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, điều chuyển vốn từ dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt.

>> Giới đầu tư sắp được hưởng hàng chục ưu điểm mới của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

Sốt ruột với tốc độ giải ngân 'rùa bò', TPHCM sẽ kiểm tra từng dự án, nhà thầu

Lâm Đồng đang đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho 2 dự án cao tốc?

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/di-gan-het-nua-nam-2024-van-co-hon-300-du-an-doi-so-chua-the-giai-ngan-von-238969.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đi gần hết nửa năm 2024, vẫn có hơn 300 dự án ‘đội sổ’ chưa thể giải ngân vốn
POWERED BY ONECMS & INTECH