Đi tìm chủ nợ của TOP 20 doanh nghiệp vay nhiều nhất sàn chứng khoán
Vietinbank có khoản cho vay hơn 19.600 tỷ đồng tại một doanh nghiệp ngành hạ tầng bất động sản.
Mùa báo cáo tài chính quý 2/2023 kết thúc, các doanh nghiệp đang dần công bố báo cáo tài chính soát xét nửa đầu năm 2023. Nhận định chung, đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều những đột biến về kết quả kinh doanh trước và sau soát xét tại các doanh nghiệp.
Ở một khía cạnh khác, nhà đầu tư đang quan tâm đến những khía cạnh khác của doanh nghiệp. Thống kê cho thấy, Top 20 doanh nghiệp vay nợ nhiều nhất trên sàn chứng khoán hiện đang ôm khoản vay 676.400 tỷ đồng.
Tiền vay của các doanh nghiệp đến từ nhiều hướng, trong số đó có những khoản vay vốn ODA cho các dự án, có khoản vay từ các tập đoàn, ngân hàng, công ty tài chính nước ngoài… cũng có những khoản vay trái phiếu chỉ điểm tên đơn vị tư vấn phát hành.
Các chủ nợ chủ yếu là các ngân hàng lớn
Trong số TOP 20 doanh nghiệp vay nợ nhiều nhất sàn chứng khoán, không nhiều doanh nghiệp có báo cáo chi tiết từng khoản vay, từng ngân hàng vay. Chỉ chưa đến một nửa trong số đó ghi rõ chi tiết các khoản đi vay như Vingroup, Vinhomes, Novaland, CII, Becamex, Giao thông Đèo Cả, Thành Thành Công Biên Hòa (SBT) và Cơ điện lạnh REE.
Đáng chú ý, TOP 20 doanh nghiệp nợ lớn nhất, cũng lựa chọn các ngân hàng trong TOP những ngân hàng vốn hóa lớn, đứng đầu ở nhiều tiêu chí trong lĩnh vực cho vay.
Vingroup (VIC) dẫn đầu với hơn 176.000 tỷ đồng vay nợ, tuy vậy tính trên quy mô tổng khối tài sản khổng lồ gần 608.000 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ tài chính/tổng tài sản chưa đến 29%.
Báo cáo ghi nhận các khoản vay của Vingroup chủ yếu là vay hợp vốn huy động bằng tiền USD và vay đối tác. Các khoản vay trái phiếu cũng có phần lớn là phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngoài. Đối với các khoản vay trong nước, Vingroup liệt kê chi tiết các khoản vay nợ tài chính dài hạn, trong đó chủ nợ lớn nhất là Techcombank (TCB) với hơn 5.900 tỷ đồng; Ngân hàng Quân đội MB (MBB) với 2.000 tỷ đồng; BIDV với 1.059 tỷ đồng…
Thành Thành Công Biên Hòa (SBT) có tổng nợ vay tài chính gần 11.700 tỷ đồng, trong số đó chủ yếu là vay tài chính ngắn hạn với tổng hơn 11.000 tỷ đồng. Chủ nợ lớn nhất của SBT là Ngân hàng BIDV với tổng vay ngắn, dài hạn gần 2.600 tỷ đồng; Techcombank cho vay nhiều thứ 2 với 859 tỷ đồng dư nợ và Ngân hàng Hàng hải MSB cho vay nhiều thứ 3 với 658 tỷ đồng.
Cơ điện lạnh REE có tổng dư vay nợ tài chính đến hết quý 2 gần 10.800 tỷ đồng trong đó có gần 9.600 tỷ đồng vay nợ dài hạn. REE chỉ kê chi tiết các khoản vay dài hạn, trong đó Vietcombank là chủ nợ lớn nhất với 3.233 tỷ đồng dư nợ. BIDV là chủ nợ lớn thứ 2 với 1.176 tỷ đồng.
Cơ điện lạnh REE có khoản vay của tập đoàn tài chính IFC hơn 1.000 tỷ đồng và khoản vay trái phiếu gần 2.300 tỷ đồng.
Trong số TOP 4 doanh nghiệp có dư nợ vay trên 60.000 tỷ đồng, chỉ có Vingroup và Novaland liệt kê chi tiết các khoản vay, các ngân hàng cho vay.
Novaland (NVL) hiện đang được quan tâm nhất trong nhóm các doanh nghiệp bất động sản. Nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng kết quả gỡ vướng các dự án của Novalnad, và kỳ vọng dòng tiền có thể được quay vòng giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn này.
Tổng nợ tài chính ngắn và dài hạn của Novaland đến hết quý 2/2023 hơn 61.500 tỷ đồng, trong đó có 43.100 tỷ đồng là vay trái phiếu. Các khoản vay trái phiếu của Novaland, có 13.877 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn và 29.200 tỷ đồng trái phiếu dài hạn.
Ngoài ra, các khoản vay ngân hàng tổng hơn 9.100 tỷ đồng có 3.900 tỷ đồng vay ngắn hạn và gần 5.200 tỷ đồng vay dài hạn. Đối với các khoản vay ngân hàng, chủ nợ lớn nhất của Novaland là Vietinbank với 2.166 tỷ đồng; lớn thứ 2 là MBB với 1.760 tỷ đồng; ngân hàng Hàng hải MSB với 1.550 tỷ đồng…
Ngắn hạn | Dài hạn | Tổng | |
Vay ngân hàng | 3.941 | 5.164 | 9.105 |
-Ngân hàng Hàng hải MSB | 500 | 1.050 | 1.550 |
-Vietinbank | 939 | 1.227 | 2.166 |
-Ngân hàng quân đội MBB | 1.760 | 1.760 | |
Vay trái phiếu (tư vấn phát hành | 13.877 | 29.237 | 43.114 |
Becamex (BCM) có tổng vay nợ ngân hàng hơn 6.300 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là những khoản vay ngắn hạn với 4.790 tỷ đồng. Các chủ nợ của Becamex, lớn nhất là BIDV với 3.734 tỷ đồng; các chủ nợ lớn tiếp theo là Ngân hàng Á Châu và Vietinbank đều xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
Tổng vay trái phiếu của Becamex đến gần 9.000 tỷ đồng, trong đó có 795 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn và gần 8.200 tỷ đồng trái phiếu dài hạn. Những trái chủ đang ôm trái phiếu Becamex, chủ yếu ghi danh các công ty chứng khoán, và đặc biệt là loạt doanh nghiệp bảo hiểm.
Nhóm công ty bảo hiểm ôm nhiều trái phiếu Becamex nhất có Bảo hiểm Prudential với 1.250 tỷ đồng.
Trái chủ | Tổng giá trị trái phiếu (ngắn+dài hạn) |
Ngân hàng BIDV | 960 |
Ngân hàng MB | 299 |
Ngân hàng liên doanh Việt Nga | 320 |
Ngân hàng Tiên Phong | 160 |
Ngân hàng Bảo Việt | 300 |
Shinhan Việt Nam | 160 |
Chứng khoán Navibank | 3.225 |
Chứng khoán Smart Invest | 1.070 |
Bảo hiểm nhân thọ Aviva việt Nam | 165 |
Bảo hiểm Prudential Việt Nam | 1.250 |
Bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam | 140 |
Bảo hiểm Hanwaha Life | 100 |
Quỹ đầu tư cơ hội PVI | 250 |
Quản lý quỹ PVI | 200 |
Bất ngờ với khoản cho vay 19.600 tỷ đồng của Vietinbank tại 1 doanh nghiệp bất động sản
Tuy vậy bất ngờ nhất có lẽ là khoản rót vốn của Vietinbank vào 1 doanh nghiệp ngành hạ tầng bất động sản, hạ tầng giao thông là CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV).
Xét về tình hình kinh doanh, doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 của Giao thông Đèo Cả đạt 1.152 tỷ đồng, tăng 25,9% so với nửa đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế tăng 20,8% lên hơn 192 tỷ đồng, hoàn thành 57% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Trong cơ cấu doanh thu của Giao thông Đèo Cả, doanh thu tư các trạm thu phí BOT đạt 792 tỷ đồng, chiếm khoảng 69% tổng doanh thu. Mảng xây lắp mang và 328 tỷ đồng doanh thu, đóng góp khoảng 28% vào tổng doanh thu. Còn lại là doanh thu các hoạt động bảo dưỡng, dịch vụ…
Về tình hình tài chính, tiền và các khoản tương đương tiền đến hết quý 2 đạt 392 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với đầu năm. Ngoài ra công ty còn khoảng 90 tỷ đồng tiền gửi các kỳ hạn tại ngân hàng.
Tổng tài sản đạt 36.079 tỷ đồng, tăng 426 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả 27.516 tỷ đồng, tăng 240 tỷ đồng so với đầu kỳ. Tổng nợ phải trả chiếm trêm 76% tổng tài sản của Giao thông Đèo Cả.
Trong số nợ phải trả, có 1.065 tỷ đồng dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và 19.309 tỷ đồng dư vay nợ thuê tài chính dài hạn.
Đáng chú ý phần lớn các khoản vay của Giao thông Đèo Cả đều từ 1 ngân hàng là Vietinbank (CTG). Tổng vay nợ của Giao thông Đèo Cả tại Vietinbank lên đến 19.676 tỷ đồng, trong đó nợ tài chính dài hạn hơn 18.351 tỷ đồng.
Các khoản vay tại Vietinbank đều dài hạn, tài sản thế chấp là quyền thu phí của dự án BOT.
TOP 20 doanh nghiệp “chúa Chổm” trên sàn chứng khoán đang kinh doanh ra sao?
Loạt doanh nghiệp nợ thuế 'khủng' ở Hòa Bình, có 'ông chủ' nợ tới 800 tỷ
Vay 9.600 tỷ đồng, ai đang là chủ nợ lớn nhất của HAGL Agrico (HNG)?