Quốc tế

Đi trước phương Tây hàng chục năm, Trung Quốc sở hữu nhiều "kho báu" siêu lớn và siêu hiếm rải rác trên toàn thế giới

Hoàng Yến 21/11/2023 16:48

Trung Quốc đã vươn lên trở thành nước dẫn đầu trên thị trường critical minerals - những khoáng sản siêu hiếm nhưng cũng siêu quan trọng được sử dụng trong các thiết bị như pin xe điện, tấm pin năng lượng mặt trời và tuabin điện gió.

Láng giềng Việt Nam sở hữu một loạt

Các tập đoàn dầu mỏ đã mất hơn 1 thế kỷ để phát triển mạng lưới công nghiệp rộng khắp, bao trọn các khâu từ thăm dò, khai thác, lọc hóa dầu cho tới phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Giờ đây, thị trường năng lượng đang bước sang 1 trang mới khi cả thế giới thực hiện cuộc chuyển đổi mạnh mẽ sang năng lượng xanh. Quá trình xây dựng nền kinh tế tạo ra ít khí thải hơn cũng đi kèm với một loạt thách thức nhưng cũng đem lại vô số cơ hội.

Giải quyết thành công các thách thức này và nhanh nhạy nắm bắt các cơ hội, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nước dẫn đầu trên thị trường critical minerals – những khoáng sản siêu hiếm nhưng cũng siêu quan trọng được sử dụng trong các thiết bị như pin xe điện, tấm pin năng lượng mặt trời và tuabin điện gió.

Tờ Bloomberg nhận định, nếu như Mỹ và châu Âu muốn nắm bắt cơ hội lật đổ Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ sạch, họ cần phải nhanh chóng hành động.

Vậy thì, critical minerals là gì?

Từ lâu nay các quốc gia vẫn luôn tìm cách đảm bảo nguồn cung những nguyên vật liệu mà họ cho là rất quan trọng đối với ngành công nghiệp và cả an ninh quốc gia. Ở Mỹ và EU, có khoảng 50 nguyên tố kim loại và khoáng sản đáp ứng đủ tiêu chí để lọt vào danh sách, trong đó có lithium, graphite, cobalt, manganese, đất hiếm…

Các khoáng sản này sẽ tạo ra những phản ứng hóa học độc nhất vô nhị, do đó đóng vai trò siêu quan trọng đối với quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng được sử dụng để giảm thiểu khí thải carbon. Một số còn được sử dụng để sản xuất những con chip tiên tiến nhất phục vụ cho cả mục đích dân sự và quân sự.

Vì sao khai thác những khoáng sản này là công việc siêu khó?

Mặc dù nhiều loại có thể được tìm thấy ở dạng thô với trữ lượng lớn ở nhiều nơi trên thế giới, để tinh chế chúng thành dạng có thể sử dụng được đòi hỏi công nghệ rất phức tạp, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Hiện tại, Trung Quốc đang thống trị chuỗi cung ứng đối với nhiều khoáng sản.

Kể cả đối với những kim loại không hiếm như đồng, nhu cầu quá lớn đồng nghĩa nguồn cung sẽ không đủ. Năm 2023, lần đầu tiên trong lịch sử EU đã phân loại đồng và nickel vào nhóm critical minerals mặc dù chúng có thể được tìm thấy ở rất nhiều nơi.

Phụ thuộc vào Trung Quốc, các nước phương Tây gặp rắc rối lớn?

Các nhà sản xuất vẫn cố gắng tránh để nguồn cung phụ thuộc quá nhiều vào 1 quốc gia đơn lẻ nào đó bởi vì điều đó đồng nghĩa với bất ổn. Đối với Trung Quốc, căng thẳng Mỹ - Trung là vấn đề ngày càng gây ra nhiều rủi ro.

Tháng 7/2023, Trung Quốc tuyên bố áp lệnh hạn chế xuất khẩu gallium và germanium, động thái khiến chi phí của nhiều công ty sản xuất thiết bị điện tử và quang học tăng lên đáng kể. Đến tháng 10, nước này tiếp tục áp lệnh kiểm soát xuất khẩu một số loại graphite, nguyên tố quan trọng để làm pin xe điện.

Láng giềng Việt Nam sở hữu một loạt
Chỉ một số ít quốc gia thống trị những khoáng sản siêu hiếm và siêu quan trọng.

Trung Quốc vươn lên số 1 bằng cách nào?

Từ năm 1992, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã nhận định “Trung Đông có dầu mỏ còn Trung Quốc có đất hiếm”. Sau đó, khi kinh tế Trung Quốc bùng nổ, nhu cầu về những nguyên vật liệu này bắt đầu vượt xa so với khối lượng dự trữ trong nước. Vì vậy nước này đã chi rất nhiều tiền để đầu tư vào các mỏ và công ty khai khoáng ở nước ngoài, dần dần thống trị chuỗi xử lý và tinh chế nhiều loại quan trọng.

Ngày nay Trung Quốc đang nhà sản xuất lớn nhất của 20 loại critical minerals. Ví dụ như trường hợp của nguyên tố đất hiếm dysprosium được sử dụng trong công nghệ chiếu sáng và laser, Trung Quốc chiếm tới 84% nguồn cung và 100% sản lượng tinh chế.

Trung Quốc cũng là nhà sản xuất cobalt và nickel (dạng tinh chế) lớn nhất thế giới. Các công ty Trung Quốc đổ rất nhiều tiền vào các mỏ cobalt và nickel ở những nước như Congo và Indonesia.

Các đối thủ của Trung Quốc phản ứng như thế nào?

Năm 2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông qua Đạo luật giảm lạm phát với mục tiêu giúp Mỹ đạt được các mục tiêu về khí hậu thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo và xe điện, giảm phụ thuộc vào các nhà cung ứng ở nước ngoài.

Mới đây EU thông qua đạo luật về critical minerals nhằm cung cấp thêm nguồn tài chính và cấp phép cho nhiều dự án khai thác và tinh chế mới, đồng thời lập các liên minh nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.

Cả EU và Mỹ đều đẩy mạnh các dự án ở những nước giàu tài nguyên nhưng kém phát triển ở châu Phi. Tuy nhiên, vì đã đi trước nhiều năm và có được vị thế vững chãi, Trung Quốc đang có lợi thế rất lớn.

>> Chính sách mới của Mỹ trong trợ cấp xe điện có thể làm khó các hãng xe "non trẻ"

Đông dân hơn, chi phí rẻ hơn, vì sao Ấn Độ vẫn chưa thể thay Trung Quốc làm 'công xưởng thế giới'?

Bamboo Capital (BCG) hợp tác với 2 tập đoàn hàng đầu Đài Loan lập liên minh năng lượng tái tạo khu vực ASEAN

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lang-gieng-viet-nam-so-huu-mot-loat-kho-bau-sieu-hiem-va-sieu-lon-nho-di-truoc-phuong-tay-hang-chuc-nam-211840.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đi trước phương Tây hàng chục năm, Trung Quốc sở hữu nhiều "kho báu" siêu lớn và siêu hiếm rải rác trên toàn thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH