Điểm danh loạt thị xã sắp được 'nâng cấp' lên thành phố vào năm sau
Việc nâng cấp loạt thị xã lên thành phố trong thời gian tới sẽ mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã ban hành quy hoạch tỉnh. Trong đó, nhiều tỉnh đang dồn lực, định hướng đưa các thị xã lên thành phố vào năm 2025.
Việc nâng cấp loạt thị xã lên thành thành phố trong thời gian tới không chỉ mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương mà còn góp phần đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững của các vùng trọng điểm trên cả nước.
Thị xã Hoàng Mai (Nghệ An)
Theo Quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đặt mục tiêu đạt tỷ lệ đô thị hóa 34-36% vào năm 2025 và 40-45% vào năm 2030. Trong lộ trình này, Nghệ An sẽ mở rộng địa giới hành chính của TP Vinh bằng cách sáp nhập thị xã Cửa Lò và một số xã của huyện Nghi Lộc, nằm trong hành lang Vinh - Cửa Lò. Đồng thời, huyện Diễn Châu sẽ được nâng cấp thành thị xã.
Đến thời điểm đó, tỉnh Nghệ An sẽ có 4 đô thị lớn gồm: TP Vinh (đô thị loại I mở rộng), 2 đô thị loại III là TP Hoàng Mai và thị xã Thái Hoà, cùng với thị xã Diễn Châu là đô thị loại IV.
Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định thị xã Kỳ Anh sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025. Đến năm 2030, Hà Tĩnh dự kiến có 2 đô thị loại II (TP Hà Tĩnh và TP Kỳ Anh), 2 đô thị loại III (Thị xã Hồng Lĩnh và Thị trấn Đức Thọ), cùng với 12 đô thị loại IV và 18 đô thị loại V.
Hiện Thị xã Kỳ Anh đã đạt 5/5 tiêu chí xây dựng thành phố, với số điểm 88,12 (theo thang điểm 75-100). Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu trở thành thành phố vào năm 2025, thị xã cần giải quyết một số vấn đề về diện tích đất tự nhiên và quy hoạch phân khu chưa phủ kín tại Kỳ Ninh và Kỳ Nam.
>> Cơ hội vàng cho huyện Mê Linh 'chuyển mình', trở thành thành phố phía Bắc của Thủ đô
Loạt thị xã được định hướng lên thành phố vào năm 2025. Ảnh minh hoạ |
Thị xã An Nhơn (Bình Định)
Thị xã An Nhơn, nằm cách TP Quy Nhơn 20km về phía Tây Bắc, được thành lập năm 2011 và hiện là đô thị loại III. Cuối năm 2022, tỉnh Bình Định đã đề xuất nâng cấp An Nhơn lên thành phố vào năm 2025.
Để đạt được mục tiêu này, An Nhơn đang điều chỉnh quy hoạch chung đô thị đến năm 2035 và quản lý kiến trúc đô thị, đồng thời huy động vốn đầu tư vào hạ tầng kinh tế, xã hội. Địa phương dự kiến thành lập các phường mới trên cơ sở 6 xã hiện có, với kế hoạch trình đề án thành lập thành phố vào cuối năm 2023.
An Nhơn đóng vai trò là đô thị vệ tinh của TP Quy Nhơn, với hệ thống giao thông thuận lợi gồm Quốc lộ 1, Quốc lộ 19 và đường sắt Bắc - Nam. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cao tốc Quy Nhơn - Pleiku cũng đi qua khu vực này.
Thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Ngày 24/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030, trong đó thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được dự kiến nâng cấp thành đô thị loại II vào năm 2025. Đề án thành lập Thành phố Phú Mỹ và các phường trực thuộc đã được trình và thảo luận, với thị xã đạt 11/11 tiêu chuẩn thành lập thành phố.
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa qua, Nghị quyết thành lập TP Phú Mỹ và các phường trực thuộc đã được thông qua. TP Phú Mỹ sẽ giữ nguyên hiện trạng với diện tích 333,02km2, dân số 195.591 người, bao gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã (8 phường và 2 xã).
Phú Mỹ được định hướng phát triển thành trung tâm kinh tế trọng điểm với 5 ngành mũi nhọn gồm: công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch, và nông nghiệp công nghệ cao.
Tỉnh sẽ là đô thị vệ tinh của TP. HCM, kỳ vọng trở thành trung tâm công nghiệp
Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước chuẩn bị 'hành trang' trở thành TP trực thuộc Trung ương