Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam lần 3: Đề xuất giải pháp “cứu nguy” cho điện khí, điện gió

14-05-2023 07:41|Huyền Trang

Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam lần thứ 3 nhằm chia sẻ các cơ hội phát triển, những vấn đề nổi cộm cũng như các giải pháp trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam lần 3: Đề xuất giải pháp “cứu nguy” cho điện khí, điện gió
Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam lần thứ 3
- Ảnh: VGP/Toàn Thắng

Với chủ đề "Phát triển hạ tầng điện khí và điện gió tại Việt Nam", Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam lần thứ 3 do Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức ngày 12/5 tại Hà Nội.

Diễn đàn tập trung giải quyết các vướng mắc, bất cập để tiếp tục phát triển điện khí và điện gió theo quy hoạch, là căn cứ khoa học để đề nghị các cấp thẩm quyền sớm ban hành các chính sách, pháp luật phù hợp, thực thi hiệu quả nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện các cam kết quốc tế về ngăn chặn biến đổi khí hậu.

‎Theo ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, dự thảo Quy hoạch điện VIII đề xuất phát triển mạnh điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi; phát triển nhiệt điện khí dùng trong nước (chuỗi khí – điện Lô B, Cá Voi Xanh) thay thế dần nhiệt điện than, giảm phát thải nhà kính. Trong đó, Việt Nam cần tận dụng tối đa tiềm năng điện gió ngoài khơi được đánh giá lớn nhất Đông Nam Á.

Điện khí, điện gió đang gặp phải nhiều khó khăn

Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam lần 3: Đề xuất giải pháp “cứu nguy” cho điện khí, điện gió

Dự án điện gió cần có cơ sở hạ tầng gần nhất để phục vụ cho việc khảo sát, xây dựng lưới truyền tải và vận hành, bảo dưỡng cũng như sẵn sàng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng điện.

Bên cạnh đó, để tăng thêm nguồn điện nền, cân bằng và khai thác hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam cần phát triển từ 14.900 – 22.400 MW điện khí LNG nhập khẩu vào năm 2030 và có thể tăng lên 32.400 MW vào năm 2035.

Đề cập đến những khó khăn trong phát triển điện gió và điện khí thời gian qua, ông Phạm Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho rằng, hiện nay việc đàm phán hợp đồng mua bán điện còn khó khăn do các nhà máy đều mong muốn tỉ lệ cam kết sản lượng hợp đồng cao để quản lý rủi rõ ít được huy động trên thị trường điện khi giá khí liên tục tăng cao trong thời gian vừa qua.

Việc đàm phán sản lượng điện hợp đồng không đủ cao dẫn tới khó có khả năng vay vốn để thực hiện dự án và thu hồi chi phí cho chủ đầu tư.

Ngoài ra, việc giảm thiểu rủi ro về giá của nhiên liệu khí có thể thực hiện bằng cách mua khí theo hợp đồng dài hạn, tuy nhiên luôn đi kèm với ràng buộc về sản lượng, trở thành một trong những vướng mắc ảnh hưởng tới việc đầu tư các nhà máy điện khí trong giai đoạn vừa qua.

Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam lần 3: Đề xuất giải pháp “cứu nguy” cho điện khí, điện gió

Hoàn thiện khung chính sách pháp luật về nguồn năng lượng tái tạo

Theo đại diện Cục Điều tiết điện lực cần thiết tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khung chính sách cũng như cơ chế quản lý nhà nước đối với ngành năng lượng cho phù hợp với tình hình mới.

Việc phát triển các nguồn NLTT với giá thành hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế hệ thống điện.

Cơ cấu nguồn điện nói chung và nguồn điện gió, khí nói riêng của giai đoạn 2030 đã được đơn vị tư vấn tính toán và cơ quan có thẩm quyền quyết định phù hợp với Quy hoạch điện VIII. EVN cam kết thực hiện nghiêm túc chương trình phát triển nguồn điện của EVN đến năm 2030 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia tại Diễn đàn, để thực hiện có hiệu quả quy hoạch điện trong thời gian tới, cần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển điện NLTT bao gồm cả điện mặt trời mái nhà, điện tự sản tự tiêu sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Đặc biệt cần xây dựng cơ chế hợp đồng mua – bán điện trực tiếp cũng như xây dựng chính sách nâng cao tỉ lệ nội địa hóa trong ngành điện. Đồng thời, cần hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động cho đầu tư phát triển điện cũng như chính sách thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án điện.

Doanh nghiệp Việt có thể mất 1,9 tỷ USD mỗi năm do khủng hoảng chuỗi cung ứng

Công ty Điện lực đồng loạt triển khai 5 giải pháp cấp điện mùa nắng nóng

Giá điện tăng: Các doanh nghiệp bất động sản phải chịu ảnh hưởng như thế nào?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dien-dan-nang-luong-sach-viet-nam-lan-3-de-xuat-giai-phap-cuu-nguy-cho-dien-khi-dien-gio-182951.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Diễn đàn năng lượng sạch Việt Nam lần 3: Đề xuất giải pháp “cứu nguy” cho điện khí, điện gió
POWERED BY ONECMS & INTECH