Do đâu NHNN quyết định tiếp tục hạ lãi suất điều hành lần thứ 4?

17-06-2023 06:45|Linh Nhi

TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia cho rằng có 4 nguyên nhân dẫn tới quyết định giảm lãi suất lần này của NHNN.

TS. Cấn Văn Lực cùng nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa có Báo cáo đánh giá nhanh về "Động thái giảm tiếp lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và kiến nghị".

Bốn cơ sở cho quyết định tiếp tục hạ lãi suất điều hành của NHNN:

Việc NHNN quyết định giảm tiếp một số lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng nội tệ đối với một số lĩnh vực ưu tiên, tất cả đều giảm 0,5 điểm %), hiệu lực từ ngày 19/6/2023, đây tiếp tục là một động thái mạnh mẽ, phù hợp với bốn cơ sở sau đây:

Một là, áp lực tăng lãi suất và tỷ giá đã và đang giảm đáng kể : từ bên ngoài, Fed đã tạm dừng tăng lãi suất, có thể còn tăng nhưng tổng lượng tăng dự báo chỉ ở mức nhẹ (0,25-0,5 điểm %) nếu có từ nay đến cuối năm 2023, thậm chí có thể giảm nhẹ lãi suất từ đầu năm 2024.

Theo đó, áp lực lãi suất, tỷ giá đối với Việt Nam đã và đang giảm đáng kể. Thực tế, mặt bằng lãi suất của Việt Nam đã giảm 1-1,5% và tỷ giá USD/VND thậm chí giảm nhẹ 0,57% so với đầu năm.

Thứ hai,lạm phát dù còn cao, nhưng đang giảm dần từ tháng 2/2023: CPI bình quân 5 tháng tăng 3,55%, giảm so với mức tăng 3,84% của 4T/2023 và 4,89% của tháng 1/2023; lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng tăng 4,83%, giảm so với mức tăng 4,9% của 4T/2023 và 5,21% của tháng 1/2023, so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh sức cầu còn yếu, vòng quay tiền chậm, cung tiền còn ở mức thấp (cả năm tăng khoảng 9-10%), nên CPI bình quân cả năm trong tầm kiểm soát (dự báo tăng khoảng 4%).

Sau khi NHNN tiếp tục giảm 0,5% một số loại lãi suất điều hành, đại diện các ngân hàng thương mại khẳng định, đang theo sát chỉ đạo và sẽ khẩn trương triển khai đợt giảm lãi suất để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế, của người dân, cũng như là

Thứ ba, thị trường tiền tệ trong nước cơ bản ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn , cầu tín dụng yếu.

Từ đầu năm 2023 đến nay, thị trường tiền tệ trong nước đã trở nên ổn định hơn nhiều so với quý 4/2022. Thanh khoản hệ thống các TCTD đã dồi dào hơn (lãi suất thị trường liên ngân hàng giảm mạnh).

Một phần là do trong bối cảnh xuất khẩu thu hẹp, sản xuất công nghiệp chậm lại, nhu cầu tín dụng thấp (hết 5 tháng đầu năm, tín dụng mới tăng 3,17% so với mức tăng 8,09% cùng kỳ năm trước), trong khi huy động vốn ước tăng 2%, gần gấp đôi cùng kỷ năm ngoái).

Bốn là, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn , số liệu tháng 5 có đỡ hơn một chút nhưng các động lực tăng trưởng chính như xuất khẩu, đầu tư tư nhân, đầu tư FDI và sản xuất công nghiệp vẫn giảm; đầu ra – đơn hàng cho doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, điện tử, điện thoại, dệt may, da giày, gỗ, thủy hải sản…còn nhiều khó khăn.

Việc giảm lãi suất là một trong những giải pháp hỗ trợ vượt khó cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy tăng trưởng như đánh giá chi tiết dưới đây.

TS Cấn Văn Lực: Nên khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp siêu nhỏ

TS. Cấn Văn Lực: Bây giờ không được bàn lùi, mà phải nghĩ xem sẽ làm gì để góp phần vào kỷ nguyên mới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/do-dau-nhnn-quyet-dinh-tiep-tuc-ha-lai-suat-dieu-hanh-lan-thu-4-188132.html
Bài liên quan
  • TS. Cấn Văn Lực nêu lý do chứng khoán Việt ít 'hàng mới' suốt nhiều năm
    Bên lề Hội thảo "Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới" sáng ngày 19/3 do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định thị trường chứng khoán đang thiếu "hàng mới".
  • Nắm bắt cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới
    Hội thảo "Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức đã cung cấp nhiều góc nhìn quan trọng về triển vọng kinh tế và thị trường tài chính. Các chuyên gia đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ, cùng với đó là cơ hội đầu tư vào nhóm ngành tài chính, công nghệ, xây dựng và logistics trong giai đoạn tới.
  • 'Việt Nam đang có hai đột phá lớn làm thay đổi nền kinh tế'
    Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù Việt Nam chưa bao giờ tăng trưởng 10%, năm 1992 đạt 9,5% là cao nhất trong gần 40 năm đổi mới nhưng "nếu quyết tâm thì sẽ đạt được".
  • Từ chuyện Mỹ thiếu trứng gà đến khoản chi 5 tỷ USD để tinh giản công/viên chức tại Việt Nam
    Tiến sĩ Cấn Văn Lực đánh giá đây là mức chi trả 'hậu hĩnh' nhưng mang lại lợi ích lâu dài. Đây cũng là một trong bốn vấn đề quan trọng được Kinh tế trưởng BIDV chia sẻ tại tọa đàm ngày 10/3.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Do đâu NHNN quyết định tiếp tục hạ lãi suất điều hành lần thứ 4?
    POWERED BY ONECMS & INTECH