Sống

Đổ sập hàng loạt cây cầu trăm tuổi, nguyên nhân đằng sau không phải chỉ do thiên tai

Tình Hoàng 18/03/2024 16:00

Ngoài nguyên nhân do mưa lũ, truyền thông Trung Quốc cho rằng những cây cầu này bị sập có một phần đến từ chính quyền địa phương.

Đầu tháng 7/2020, một trận lũ lụt thảm khốc ở Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng nề về người và của. Hàng nghìn người phải sơ tán, đường sá bị phá hỏng, mất điện kéo dài khiến các khu dân cư trở nên hỗn loạn.

Đáng chú ý, hàng loạt cây cầu trăm tuổi cũng đã đổ sập trong lũ, bao gồm cầu Rainbow được xây dựng cách đây 800 năm tại tỉnh Giang Tây và cây cầu Zhenhai ở tỉnh An Huy. Được xây dựng vào năm 1536, cầu Zhenhai từng là cây cầu cổ nhất trong thành phố. Hai cây cầu trên đều là di tích văn hóa quan trọng thuộc diện được Nhà nước bảo tồn. Ngoài ra, một cây cầu khác ở An Huy là cầu Lecheng, được xây dựng vào năm 1543 cũng đã bị hư hại nghiêm trọng sau khi nước lũ cuốn trôi phần lớn ván sàn của cây cầu.

Cây cầu hàng trăm tuổi trước lũ lụt

Cây cầu hàng trăm tuổi trước lũ lụt

Được biết, cầu Rainbow được xây dựng từ thời nhà Tống, dài 140m và được mệnh danh là "một trong những cây cầu có mái che đẹp nhất Trung Quốc". Sau khi bị sập do mưa lũ, sáng ngày 29/12/2020, lễ khai trương dự án sửa chữa cây cầu này đã được tổ chức tại Khu thắng cảnh Cầu Cầu Vồng ở thị trấn Qinghua, huyện Wuyuan. Dự án cải tạo có thời gian thi công ​​là 3 tháng, chính thức khởi công vào ngày 29/12 và hoàn thành toàn bộ vào cuối tháng 3/2021. Đến nay, cầu Rainbow đón hàng loạt khách du lịch đến tham quan mỗi ngày.

Trong khi đó, sau khi cầu Zhenhai bị cuốn trôi, Sở Văn hóa và Du lịch (tỉnh An Huy) cũng đã ngay lập tức đệ trình phương án sửa chữa lên Cục Quản lý Di sản Văn hóa Nhà nước và được chấp thuận. Ngày 21/12/2021, dự án sửa chữa cầu Zhenhai đã nghiệm thu hoàn thành và đáp ứng các điều kiện cho phép lưu thông trở lại. Cầu Zhenhai được xây dựng từ thời nhà Minh, là cây cầu vòm đá 7 lỗ dài khoảng 131m, đồng thời là di tích văn hóa trọng điểm quốc gia.

Cây cầu Lecheng cũng được trùng tu không lâu sau khi bị hư hại nặng nề do lũ. Được biết, cầu Lecheng hiện tại là cầu vòm đá 11 lỗ, dài khoảng 150m, rộng 6m và cao 9m, bắc qua sông Huishui. Năm 2004, câu cầy này được liệt kê là di tích văn hóa của tỉnh An Huy.

Tờ China Daily cho biết, 3 cây cầu này từng vượt qua nhiều cơn bão trong nhiều thế kỷ, tuy nhiên, chúng vẫn không thể chống chọi lại được sức tàn phá thiên nhiên trong mùa hè năm 2020. Tờ báo này cũng báo cáo thêm rằng, kết quả này có một phần đến từ chính quyền địa phương.

Do quá trình đô thị hóa nhanh chóng của khu vực lưu vực sông, những cây cầu trăm tuổi này phải chịu tải trọng giao thông lớn hơn so với thiết kế. Khi xảy ra lũ lụt, nước sông không thể đi theo dòng chảy tự nhiên nữa mà tràn vào các khu vực đô thị hóa, khiến các cây cầu phải gánh chịu sức nặng. Ô nhiễm trong nước cũng làm xói mòn các trụ của cây cầu, dẫn đến chúng dễ bị "gục ngã" trước những sự cố thiên tai nghiêm trọng.

'Xẻ ngang' ngọn núi xây công trình giao thông 'đẳng cấp' 23km với đường đi bộ trên cao và 7 cây cầu đi bộ

Cây cầu mất hút giữa biển nối 2 quốc gia, là đường biên giới kết hợp phi thường giữa cầu dây văng và đường hầm xuyên biển

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/do-sap-hang-loat-cay-cau-tram-tuoi-nguyen-nhan-dang-sau-khong-phai-chi-do-thien-tai-d118290.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đổ sập hàng loạt cây cầu trăm tuổi, nguyên nhân đằng sau không phải chỉ do thiên tai
    POWERED BY ONECMS & INTECH