Bất động sản

Độc đáo miếu cổ 300 năm tuổi cõng rồng tại vùng đô thị lớn nhất Việt Nam

Ngọc Trà 14/02/2024 06:45

Miếu Nổi Phù Châu tại TP. HCM không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng, mà còn hấp dẫn du khách nhờ vẻ đẹp cổ kính, độc đáo.

Phía trên bờ cạnh sông Vàm Thuật, quận Vò Gấp, TP. HCM có một công trình kiến trúc tôn giáo đã xuất hiện hơn 300 năm. Người dân Gò Vấp gọi đúng tên đúng là Miếu nổi Phù Châu, nếu dịch theo tiếng Hán thì Phù Châu có nghĩa là viên ngọc nổi trên mặt nước.

Empty
Miếu nổi thuộc quận Gò Vấp, TP. HCM

Điểm đặc biệt là hơn 100 con rồng uốn lượn được trang trí hiện diện khắp nơi trong Miếu Nổi. Muốn ra miếu Phù Châu, cách duy nhất là đi đò. Dù nằm giữa sông, tứ bề là nước nhưng ngôi miếu thu hút rất đông người dân tìm đến tham quan, thắp hương cầu an. Thời gian chờ đò thường mất khoảng 10 phút và di chuyển sẽ chỉ mất 5 phút là bạn đã đặt chân lên Phù Châu Miếu linh thiêng.

Vào những ngày lễ như Tết, rằm và mùng 1 thì Phù Châu miếu sẽ mở cửa đến 8 giờ tối. Vì là một ngôi miếu khá linh thiêng nên không thể tránh khỏi sự đông đúc khi có nhiều khách đến thăm viếng và hành lễ.

Empty
Kiến trúc của Miếu Phù Châu vô cùng đặc biệt

Nhắc đến điển tích về ngôi Miếu nổi Phù Châu này, dân gian đã có rất nhiều câu chuyện thú vị. Theo tương truyền, vào những năm thế kỉ 18 có một người đàn ông thường xuyên chài lưới trên đoạn sông Vàm Thuật (ngày đó còn có tên là Bến Cát). Ông đã lưới phải một xác chết của phụ nữ, gặp cù lao ông mang lên chôn cất và lập miếu thờ. Nhưng một thời gian sau miếu thờ oan hồn này bị bỏ hoang về sau mới được người khác trùng tu xây dựng lại như bây giờ.

Thế nhưng khi đến miếu, trên văn bia ghi lại một câu chuyện khác rằng người ngư phủ quảng lưới đánh cá trên sông Vàm Thuật đã vớt được một pho tượng từ dưới đáy sông. Lúc bấy giờ, người ta cho rằng đây là tượng Bà Thuỷ Tề nên mang lên đây lập miếu. Bên cạnh đó, những người lớn tuổi cao niên đã sống ở gần khu vực sông lại cho biết ngôi miếu trước đây được lập tạm bợ trong thời vua Gia Long.

Empty
Miếu Nổi trên mặt nước tạo nên cảnh quan hùng vĩ

Miếu nổi được những lái buôn trong vùng dựng lên thờ phụng, cầu mong mua bán thuận lợi, đi thuyền bình an. Sau này, miếu được trùng tu bởi một người gốc Hoa, và có thờ thêm các vị như Phật Di lặc, Quan Âm, Thập Bát La Hán, v.v. Nên Miếu Nổi Gò Vấp càng có tiếng và cũng là một trong những nơi linh thiêng “cầu được ước thấy” của vùng.

Gần như bao trùm trên một cù lao nhỏ nổi giữa sông, Miếu Nổi hướng về phía Nam, được xây dựng theo hình chữ Tam. Phần mái âm dương chạm trổ hình rồng được lợp bên trong cả 3 tòa nhà nối tiếp nhau. Tất cả đều được tráng bằng loại men màu xanh ngọc. Những chi tiết này đã tạo nên sự bắt mắt nhưng để làm nên sự nổi bật và choáng ngợp thì hàng trăm hình ảnh rồng xuất hiện trong hầu hết không gian của Miếu.

Empty
Những tượng rồng chạm trổ công phu là biểu tượng đặc biệt của Miếu Nổi.

Miếu Nổi có kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt – Hoa, gồm ba tòa nhà nối liền nhau bởi hai sân. Mái được lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc, bên trên nhìn xuống, bên ngoài nhìn vào tràn ngập hình rồng.

Giữa khu tiền điện thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước là tượng Quan Âm Chuẩn Đề ngồi trên tòa sen với 18 cánh tay đang cầm pháp khí. Dọc bên tường treo hai bức phù điêu Thập Bát La Hán.

>> Chi tiết đồ án 13 phân khu thành phố Phú Quốc có gì đặc biệt?

Ngôi miếu cổ nằm trong lòng gốc cây hàng trăm tuổi ở miền Trung, bị bỏ hoang nhưng bất ngờ được hàng nghìn người tới chiêm bái vì quá linh thiêng

Ngôi miếu thiêng 4.000 năm tuổi nằm trên đỉnh núi ở miền Bắc Việt Nam, nổi bật với đôi rồng cổ thời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ngự trên nóc miếu

Khám phá miếu cổ 3 làng thờ chung một thành hoàng ở miền Bắc Việt Nam, nổi tiếng là nơi sở hữu nhiều cổ vật quý có niên đại từ thời Nguyễn

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/doc-dao-mieu-co-300-nam-tuoi-cong-rong-tai-vung-do-thi-lon-nhat-viet-nam-d116173.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Độc đáo miếu cổ 300 năm tuổi cõng rồng tại vùng đô thị lớn nhất Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH