Đối tượng công chức, viên chức có được nhận thừa kế đất nông nghiệp không?

06-06-2024 15:35|An Nhiên

Theo quy định cá nhân sử dụng đất có quyền thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Vậy công chức, viên chức có được nhận thừa kế đất nông nghiệp hay không?

Đất nông nghiệp gồm những loại nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

1. Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

2. Đất trồng cây lâu năm;

3. Đất rừng sản xuất;

4. Đất rừng phòng hộ;

5. Đất rừng đặc dụng;

6. Đất nuôi trồng thuỷ sản;

7. Đất làm muối;

8. Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính, các loại nhà khác nhằm phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh...

>> Thị trường BĐS cuối năm sẽ bắt sóng 'điệu nhảy' nào?

Đối tượng công chức, viên chức có được nhận thừa kế đất nông nghiệp không?

Đối tượng công chức, viên chức có được nhận thừa kế đất nông nghiệp không?
Theo quy định, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được thực hiện nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Ảnh: Internet

Căn cứ theo Điều 179 Luật Đất đai 2013, các cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Nhưng người nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật không không phải đối tượng thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013.

Trong đó công chức, viên chức không thuộc vào trường hợp "Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa".

Để có thể xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp cần dựa vào căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, cụ thể như sau:

(i) Trường hợp đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

(ii) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

(iii) Trường hợp có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại (i), kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

(iv) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai 2013, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại (ii).

Đối tượng công chức, viên chức có được nhận thừa kế đất nông nghiệp không?
Đối với trường hợp nhận thừa kế thì công chức, viên chức dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì vẫn được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa. Ảnh: Internet

Do đó, căn cứ vào quy định nêu trên, công chức và viên chức không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được thực hiện nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Tuy nhiên, công chức và viên chức được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho các loại đất nông nghiệp khác như đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất...

Ngoài ra, đối với trường hợp nhận thừa kế thì công chức, viên chức dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì vẫn được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa.

Trường hợp nào không được hưởng quyền di sản thừa kế?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những đối tượng sau đây sẽ không được quyền hưởng di sản, gồm:

1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự và nhân phẩm của người đó.

2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

>> Tuyến đường hơn 5.000 tỷ 'phá thế độc đạo' ra vào sân bay lớn nhất cả nước dự kiến về đích vào cuối năm 2024

Chi tiết 7 trường hợp không được làm sổ đỏ từ năm 2025 mới nhất

Tuyến đường hơn 5.000 tỷ 'phá thế độc đạo' ra vào sân bay lớn nhất cả nước dự kiến về đích vào cuối năm 2024

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doi-tuong-cong-chuc-vien-chuc-co-duoc-nhan-thua-ke-dat-nong-nghiep-khong-237597.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đối tượng công chức, viên chức có được nhận thừa kế đất nông nghiệp không?
    POWERED BY ONECMS & INTECH