Bức tranh về thị trường bất động sản (BĐS) cuối năm sẽ được ví như một "điệu nhảy" sôi động hay "điệu valse" trầm lắng bình ổn dưới góc nhìn chuyên gia?
BĐS vẫn là "kênh đầu tư" hấp dẫn
Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bất động sản cũng như cập nhật xu hướng mới trên Batdongsan.com.vn đã cho thấy những đường nét định hình về xu hướng đầu tư trong năm 2024.
Theo đó, kênh đầu tư mảng BĐS vẫn được xem là điểm đến có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với dòng tiền khi có đến 65% đáp viên có kế hoạch sẽ mua BĐS trong năm 2024.
Bất động sản vẫn được xem là kênh đầu tư hấp dẫn. Ảnh: Internet |
Trong số đó, 60% đáp viên có mục đích đầu tư; chung cư và các loại hình BĐS thổ cư như đất nền hay nhà riêng, nhà phố là phân khúc chiếm tỷ lệ được lựa chọn đầu tư nhiều nhất.
Qua những chỉ số này cho thấy, tâm lý của các nhà đầu tư trong thời gian gần đây đã dần ổn định trở lại và sẵn sàng cho "cuộc đua" ở thị trường BĐS.
>> Lộ diện 'kênh đầu tư vua' sẽ được các nhà đầu tư 'đỏ mắt' săn lùng
Kịch bản nào cho thị trường BĐS cuối năm?
Theo đánh giá của các chuyên gia, nửa cuối năm 2024, bức tranh về thị trường BĐS sẽ có nhiều gam màu sáng tích cực, giá bán cũng có thể sẽ tăng trở lại khi nhu cầu mua BĐS tăng cao.
Dù vậy, dưới góc nhìn của ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), nửa cuối năm 2024, thị trường BĐS ổn định hơn sẽ tạo đà cho các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn khiến cho những khu vực có hạ tầng phát triển, dân cư đông đúc, tiện ích đầy đủ cũng sẽ có chiều hướng tăng giá nhưng không "sốc" như trước nữa.
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng "vùng đáy" của thị trường BĐS rơi vào quý I/2023 và từ đó đến nay đã dần hồi phục trở lại, giai đoạn khó khăn nhất cũng đã qua đi, theo Tạp chí Người Đưa Tin.
Theo chia sẻ của ông Châu, sẽ có 2 kịch bản xảy ra và tác động lớn đến thị trường BĐS vào nửa cuối năm 2024.
Kịch bản 1: Tiến trình phục hồi và phát triển trở lại của thị trường BĐS sẽ được thúc đẩy nhanh hơn từ khoảng cuối năm 2024 nếu như được "trợ lực" bởi những yếu tố sau:
1. Việc Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực sớm tại kỳ họp thứ 7 tới đây và thông qua hai dự thảo Nghị quyết thí điểm của Quốc hội sẽ giúp khơi thông dòng chảy BĐS, xử lý được nhiều vướng mắc liên quan.
Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành hơn 20 Nghị định và Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật liên quan đảm bảo được tính đồng bộ, khả thi, sát với thực tiễn, giải quyết vướng mắc pháp lý cho các dự án BĐS, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của người dân cũng như các nhà đầu tư.
Sẽ có 2 kịch bản cho thị trường BĐS nửa cuối năm 2024. Ảnh: Internet |
Kịch bản thứ 2: Nếu Quốc hội không thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở thì kể từ ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục không được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và đất khác hoặc đất khác không phải là đất ở để thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng 15% trong tổng số các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đang có là "đất khác không phải là đất ở", đa phần các dự án đều có quy mô diện tích lớn hoặc rất lớn dù phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị.
Tuy nhiên, những mảnh đất này đều không được công nhận chủ đầu tư dự án, dẫn đến tình trạng thị trường bị thiếu hụt đi nguồn cung dự án, gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở thương mại.
Việc thị trường bất động sản bị "lệch pha" khi thiên về phân khúc nhà ở cao cấp, thiếu đi nguồn cung nhà ở vừa với túi tiền sẽ khiến giá nhà bị "neo cao".
Theo ông Châu, điều này sẽ khiến cho mục tiêu phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững bị ảnh hưởng.
Thị trường BĐS 2024 đối diện với thách thức nào?
Theo giới nghiên cứu thị trường BĐS, trong năm 2024, dù được đánh giá sẽ khởi sắc nhưng thị trường BĐS sẽ đối diện với khá nhiều thách thức.
1. Trước hết là sức cầu tiêu dùng BĐS đang dần hồi phục nhưng vẫn chậm hơn so với kỳ vọng. Theo Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng cho hoạt động tiêu dùng BĐS (cho vay cá nhân mua nhà) có xu hướng tụt giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng, theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Giá trị của trái phiếu đáo hạn hiện vẫn lớn, quy mô trái phiếu đáo hạn cao hơn khoảng 20% so với năm 2023 và tập trung nhiều ở giai đoạn nửa cuối năm 2024. Tình trạng rủi ro mất thanh khoản trong năm tới có thể sẽ được tăng nếu như doanh nghiệp tiếp tục hoãn, giãn trả nợ.
Dù được dự đoán sẽ có nhiều khởi sắc, bất động sản cuối năm 2024 vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn. Ảnh: Internet |
3. Nhiều dự án BĐS ở các địa phương gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện, thậm chí có đến 70-80% các dự án ở thành phố lớn đều tạm dừng triển khai.
4. Cơ cấu sản phẩm chưa hợp ký kèm theo nguồn cung giảm, tình trạng thiếu nhà ở với giá chưa phù hợp với khả năng chi trả của người thu nhập thấp ở đô thị, đặc biệt thiếu nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội.
5. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn.
Đánh giá chung, ông Nguyễn Văn Đính nhận định, thị trường BĐS sẽ có diễn biến tích cực do thị trường đã được điều chỉnh về mức đáy.
Giai đoạn này được ông Đính đánh giá là giai đoạn thị trường bước vào chu kỳ hồi phục và là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư.
Đánh giá về giai đoạn cuối năm 2024, ông Đính cho rằng thị trường BĐS sẽ ổn định hơn và sẽ không có quá nhiều biến động như nửa đầu năm. Liệu rằng thị trường BĐS trong nước có đúng như dự đoán của các chuyên gia, cùng chờ xem đó sẽ là điệu nhảy sôi động hay “điệu valse” trầm lắng bình ổn sau hàng loạt “trợ lực” trong thời gian tới?
>> Đại dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông: 'Vượt nắng thắng mưa' phấn đấu về đích vào dịp 30/4/2025