Dòng sông dài hơn 250km ôm trọn TP. HCM, 'cõng' 6 cây cầu và đang quy hoạch thêm những cây cầu nghìn tỷ

12-04-2024 06:15|Hoàng Giang

Các công trình cầu ngày nay không để phục vụ giao thông mà còn được TP. Hồ Chí Minh chú trọng về mặt thẩm mỹ.

Sông Sài Gòn - Dòng sông biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh

Khi nhắc đến sông Sài Gòn, người ta thường dùng câu "trên bến dưới thuyền" để miêu tả cảnh tượng sôi động của hoạt động giao thương tại những bến cảng nổi tiếng nhất Đông Dương cách đây 100 năm. Với tổng chiều dài khoảng 256km và chảy trong lòng TP. Hồ Chí Minh kéo dài khoảng 80km, sông Sài Gòn đã chứng kiến nhiều biến cố trong lịch sử và giai đoạn phát triển của đất nước. Tuy vậy, dòng sông này vẫn giữ lại vẻ đẹp thơ mộng, kết hợp với sự hùng vĩ của một trong những con sông lớn nhất của TP. Hồ Chí Minh.

Sông Sài Gòn - Dòng sông biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh

Sông Sài Gòn - Dòng sông biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh

Hiện nay, trên toàn bộ đôi bờ sông Sài Gòn, đã có 6 cây cầu được xây dựng và 3 cây cầu đang trong quy hoạch. Tính từ phía nguồn trở về, chúng ta có thể kể đến các công trình như cầu Bình Lợi, cầu Bình Triệu, cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm 1, cầu Ba Son và cầu Phú Mỹ, đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Hiện nay, trên toàn bộ đôi bờ sông Sài Gòn, đã có 6 cây cầu được xây dựng và 3 cây cầu đang trong quy hoạch

Hiện nay, trên toàn bộ đôi bờ sông Sài Gòn, đã có 6 cây cầu được xây dựng và 3 cây cầu đang trong quy hoạch

Trong quy hoạch hiện tại, Tp. Hồ Chí Minh có kế hoạch xây dựng một cầu đi bộ đã được ký kết với một đơn vị tài trợ; cầu Thủ Thiêm 4 đang được trình bày trong báo cáo về khả thi và cầu Thủ Thiêm 3 cũng được tính đến trong kế hoạch dài hạn.

Các dự án cầu sẽ được chú trọng nhiều hơn vào tính thẩm mỹ và biểu tượng, tạo ra một diện mạo mới cho TP. Hồ Chí Minh

Các dự án cầu sẽ được chú trọng nhiều hơn vào tính thẩm mỹ và biểu tượng, tạo ra một diện mạo mới cho TP. Hồ Chí Minh

So với trước đây, các cây cầu chủ yếu tập trung vào việc kết nối giao thông và vận chuyển hàng hóa, thì hiện nay, các dự án này sẽ được chú trọng nhiều hơn vào tính thẩm mỹ và biểu tượng, tạo ra một diện mạo mới cho TP. Hồ Chí Minh.

Những cây cầu với thiết kế “độc đáo”

Vào 12/2023, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm cùng ông Trần Bảo Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood, đã ký kết biên bản thỏa thuận về việc tài trợ cho việc xây dựng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn.

Sông Sài Gòn dự kiến sẽ có thêm nhiều cây cầu ‘độc lạ’, chú trọng hơn về mặt thẩm mỹ 6
Phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn với hình tượng lá dừa nước ( Ảnh: Liên danh Chodai - Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam)

Phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn với hình tượng lá dừa nước ( Ảnh: Liên danh Chodai - Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam)

Dự án này có tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, mang ý nghĩa cộng đồng cao, khu vực xây dựng cầu gắn liền với nhiều di tích lịch sử - văn hóa của TP.HCM. Tuy là một công trình đi bộ nhưng thiết kế và quy mô của nó là rất đặc biệt, khác biệt so với các công trình đi bộ thông thường bởi nó được thiết kế mang hình tượng của lá dừa nước - biểu tượng của vùng Nam Bộ. Cây cầu dự kiến sẽ trở thành một biểu tượng hiện đại và độc đáo mới của TP, hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút du khách đến tham quan.

Ngoài cầu đi bộ, cầu Thủ Thiêm 4 cũng rất nổi bật với thiết kế độc đáo của mình. Sau quá trình nghiên cứu, tháng 12/2023, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đã chính thức trình UBND thành phố báo cáo về nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Thủ Thiêm 4. Điểm đặc biệt của cầu này là việc tích hợp thiết kế nhịp nâng, tạo ra một phần không gian cầu cao thêm 45m.

Sông Sài Gòn dự kiến sẽ có thêm nhiều cây cầu ‘độc lạ’, chú trọng hơn về mặt thẩm mỹ 8
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4 lúc nâng nhịp tạo tĩnh không thêm 45m để tàu thuyền trọng tải lớn đi qua (Ảnh: Portcoast)

Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4 lúc nâng nhịp tạo tĩnh không thêm 45m để tàu thuyền trọng tải lớn đi qua (Ảnh: Portcoast)

Với thiết kế này, khi có tàu thuyền trọng tải lớn cần đi qua khu vực, nhịp cầu sẽ được nâng lên 45m để tạo ra không gian dễ dàng di chuyển. Đây là kỹ thuật chưa có ở nước ta, trong khi nhiều nước trên thế giới đưa vào khai thác dạng cầu này.

Cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn có mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, được đề xuất khởi công năm 2025 và hoàn thành năm 2028 theo hình thức PPP, hợp đồng BOT. Công tác chuẩn bị dự án sẽ diễn ra trong giai đoạn từ năm 2023-2024; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ được thực hiện từ năm 2024-2025.

Gần đây nhất, chúng ta có thể nhắc đến cầu Ba Son. Dự án này bắt đầu khởi công từ tháng 2 năm 2015 và đã chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4/2022. Cầu Ba Son, trước đây được biết đến với tên Thủ Thiêm 2, có chiều dài tổng cộng là 1.465m và được thiết kế với 6 làn xe.

Cầu Ba Son

Cầu Ba Son

Phần cầu có chiều dài 885m được xây dựng dưới dạng cầu dây văng, trụ tháp chính mang hình dáng kiến trúc cầu rồng, cao khoảng 113m và nghiêng về phía Thủ Thiêm.

Từ đó có thể thấy rằng, thiết kế của các công trình cầu ngày nay không chỉ là về việc xây dựng một cấu trúc bê tông lớn để phục vụ giao thông mà còn được TP. Hồ Chí Minh chú trọng đến mặt thẩm mỹ.

>> Dòng sông dài hơn 500km ‘cõng’ nhiều cầu vượt nhất Việt Nam, dự kiến 2050 sẽ có thêm 10 cây cầu mới

Cây cầu dây văng 5.000 tỷ của Việt Nam: Nắm giữ ‘ngôi vương’ Đông Nam Á và top 10 thế giới suốt 14 năm

Không phải cầu sông Hàn, đây mới là cây cầu quay đầu tiên tại Việt Nam

Cây cầu 740 tỷ có trụ cao nhất Việt Nam, bắc qua con sông ‘hung dữ’ bậc nhất miền Tây Bắc

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dong-song-dai-hon-250km-om-tron-tp-hcm-cong-6-cay-cau-va-dang-quy-hoach-them-nhung-cay-cau-nghin-ty-d120155.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Dòng sông dài hơn 250km ôm trọn TP. HCM, 'cõng' 6 cây cầu và đang quy hoạch thêm những cây cầu nghìn tỷ
POWERED BY ONECMS & INTECH