Dự án gần trăm tỷ mang biểu tượng núi rừng Tây Bắc tại tỉnh Điện Biên chính thức đi vào hoạt động

21-04-2024 00:09|Quốc Chiến

Đây là một trong các dự án trọng điểm cùng với việc mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên.

Hôm nay (ngày 20/4), dự án Đài Kiểm soát không lưu Cảng hàng không Điện Biên mới chính thức được khánh thành.

Theo đó, dự án Đài Kiểm soát không lưu Cảng hàng không Điện Biên là một trong các dự án trọng điểm cùng với việc mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên, có tổng mức vốn đầu tư hơn 93 tỷ đồng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam.

dien-bien
Đài Kiểm soát không lưu Cảng hàng không Điện Biên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/4

Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới nằm tại khu vực trung tâm của Cảng hàng không Điện Biên, đảm bảo tầm quan sát đến các khu vực trên đường cất hạ cánh mới, các khu vực trọng yếu, khu vực đường lăn, sân đỗ và khu vực lân cận sân bay.

Công trình trên cũng được thẩm định đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu điều hành bay an toàn - điều hòa - hiệu quả đồng thời đảm bảo cung cấp các dịch vụ điều hành bay 24/24h bao gồm kiểm soát tại sân, kiểm soát mặt đất, kiểm soát hoạt động bay quân sự cho tất cả các hoạt động bay đi/đến Cảng hàng không Điện Biên và khu vực Tây Bắc tại thời điểm hiện tại và đảm bảo đáp ứng lưu lượng bay gia tăng trong tương lai.

>> Thành phố trong thành phố đầu tiên của Việt Nam kêu gọi đầu tư 11 dự án 'vàng' hơn 2.000 tỷ đồng

Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới được xây dựng với tổng diện tích 6.150m2, mang tính biểu tượng khái quát, gắn liền với những hình ảnh đặc trưng của tỉnh Điện Biên.

Tháp điều khiển không lưu cao 36m có diện tích 62,5m2, được thiết kế với 5 cạnh vững chãi, thân tháp chia làm 5 cánh, cách điệu từ hình tượng hoa Ban - loài hoa mang vẻ đẹp thuần khiết nơi núi rừng Tây Bắc là điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan tại khu vực sân bay.

Bên trong cabin đài kiểm soát không lưu được thiết kế rộng rãi, đảm bảo đủ không gian làm việc cho các lực lượng tham gia điều hành bay của cả hàng không dân dụng và quân sự cùng một lúc.

Khu nhà điều hành, nhà nghỉ của đài kiểm soát không lưu có diện tích gần 735m2, lấy ý tưởng từ chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ dấu ấn được cách điệu từ mô hình hầm chỉ huy của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Hầm Đờ - Cát), có hình dáng mái vòm, tạo nên tổng thể hài hòa với phong cảnh núi, đồi quanh sân bay Điện Biên.

Tổng thể công trình là điểm nhấn quan trọng trong Cảng hàng không Điện Biên, mang đến cho sân bay Điện Biên một diện mạo mới, xứng tầm với địa danh lịch sử Điện Biên Phủ Anh hùng. Công trình Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới cũng đang được đề nghị gắn biển chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Hệ thống quan trắc khí tượng tự động, đảm bảo tăng cường công tác dự báo khí tượng cung cấp cho các chuyến bay đi/đến sân bay Điện Biên; lắp đặt bổ sung 2 trạm tiếp sóng thông tin liên lạc VHF tại Pha Đin và Điện Biên Đông đảm bảo tầm phủ, giúp liên lạc thông suốt, ổn định giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái.

Việc áp dụng các phương thức bay sử dụng công nghệ vệ tinh đảm bảo an toàn, chính xác và khả năng đảm bảo khai thác trong điều kiện thời tiết phức tạp hơn so với các phương thức bay truyền thống.

Các phương thức điều hành bay mới được thiết kế linh hoạt hơn, thẳng hơn và có quỹ đạo bay ngắn hơn, giúp tiết kiệm thời gian bay cho các hãng hàng không và nâng cao năng lực khai thác sân bay Điện Biên.

>> Siêu cảng Liên Chiểu hình thành kéo theo tuyến đường nghìn tỷ kết nối hạ tầng như thế nào?

Cận cảnh vị trí đặt sân bay đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh, cách Hồ Gươm chỉ 40km

Một cảng hàng không tại Việt Nam liên tục nằm trong top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/du-an-gan-tram-ty-mang-bieu-tuong-nui-rung-tay-bac-tai-tinh-dien-bien-chinh-thuc-di-vao-hoat-dong-d120937.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Dự án gần trăm tỷ mang biểu tượng núi rừng Tây Bắc tại tỉnh Điện Biên chính thức đi vào hoạt động
    POWERED BY ONECMS & INTECH