Sức khoẻ

Gan lợn nhiều ‘tai tiếng’ nhưng bổ dưỡng cho một số người

Phương Thuý 14/04/2024 - 06:30

Gan lợn giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt, đạm và vitamin. Nếu ăn gan đúng cách, bạn tận dụng được những lợi ích tốt cho sức khỏe.

Xin chào bác sĩ, có nhiều người cho rằng không nên ăn gan động vật vì đây là cơ quan thải độc. Tại sao một số chuyên gia dinh dưỡng vẫn tư vấn ăn gan để bồi bổ sức khỏe. Theo bác sĩ, quan niệm này có đúng không? (Ngọc Hải - Nam Định)

Tiến sĩ Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, tư vấn:

Gan lợn là thực phẩm tốt cho cơ thể nhất là người thiếu máu, suy nhược cơ thể. Gan lợn chế biến được nhiều món khác nhau như xào, nấu cháo, luộc.

Loại thực phẩm này có tác dụng bồi bổ sức khỏe vì hàm lượng dinh dưỡng cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 100g gan lợn chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 6.000mcg vitamin A. Ngoài ra, gan lợn còn chứa nhiều thành phần vitamin nhóm B, D, nicotilic, axit folic…

Trong đó, vitamin A rất tốt cho cơ thể, không chỉ bảo vệ mắt mà còn giúp tế bào hoạt động trơn tru, tăng cường hệ miễn dịch.

Sắt là yếu tố tốt cho trẻ nhỏ, phụ nữ. Phụ nữ mỗi tháng cần bổ sung sắt do quá trình kinh nguyệt gây thiếu sắt.

Thành phần dinh dưỡng 100g gan động vật hay được sử dụng làm thực phẩm của Viện Dinh dưỡng quốc gia:

Tên thực phẩmChất đạm (g)Chất béo (g)Cholesterol (mg)Sắt (g)Vitamin A (mcg)
Gan lợn18,83,6300126000
Gan gà18,23,44408,26960
Gan vịt17,14,74004,82960
Gan bò17,43,19,05000

Gan tốt nhưng có nhiều “tai tiếng”. Dân gian có câu: “Thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan”, bởi vì đây là cơ quan thải độc của tất cả động vật. Khi động vật ăn nhiều thực phẩm độc hại, gan không đủ sức thải sẽ tồn dư độc tố. Đặc biệt gan có thể nhiễm các kim loại nặng, hóa chất, thậm chí chất gây ung thư. Nếu ăn phải gan còn tồn dư chất độc, bạn có thể nhiễm bệnh.

Lưu ý, khi ăn gan lợn, bạn cần biết:

- Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim không nên ăn các loại phủ tạng.

- Gan tốt nhưng bạn không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần, mỗi lần 50-70g đối với người lớn, trẻ em chỉ ăn 30-50g/bữa.

- Không ăn gan lợn cùng thực phẩm giàu vitamin C do hàm lượng đồng trong gan làm mất tác dụng của vitamin C, như xào gan lợn với giá đỗ, rau cần, cải xoăn. Thành phần trong gan lợn khiến vitamin trong giá đỗ bị oxy hóa, mất chất.

- Không ăn gan lợn sống, tái vì cơ quan này có thể nhiễm độc, giun sán.

- Khi mua gan, bạn chọn gan đỏ bóng, không ăn gan lợn thâm đen, ấn tay vào chảy nước, mặt gồ ghề. Gan lợn mua về ngâm qua sữa tươi hoặc muối khử mùi tanh, bóp sạch máu đọng. Chế biến gan chín thật kỹ.

Loại rau bổ máu hơn thịt bò nhưng nhiều người không nên ăn

Rau xanh nổi tiếng giàu sắt không kém gì thịt bò, là 'thuốc' bổ máu kiêm hạ đường huyết hiệu quả: Chỉ khoảng 50.000/kg, dễ tìm mua ngoài chợ

Thịt của loài động vật nhiều sắt gấp 22 lần thịt lợn, là ‘kho báu’ omega-3 tự nhiên, chống lão hóa da lại bổ tim mạch

4 loại rau là "sát thủ" sức khỏe, dễ gây ung thư, nhiều người Việt còn nghiện ăn hằng ngày

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/gan-lon-nhieu-tai-tieng-nhung-bo-duong-cho-mot-so-nguoi-2270166.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Gan lợn nhiều ‘tai tiếng’ nhưng bổ dưỡng cho một số người
POWERED BY ONECMS & INTECH