Giá phân bón thế giới tăng cao kỷ lục

26-03-2022 15:00|Di Di

Kể từ đầu năm 2022, giá nguyên liệu thô để sản xuất phân bón gồm amoniac, nitơ, nitrat, kali và sunfat đều tăng 30%.

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung do cuộc xung đột Nga – Ukraine cùng một loạt yếu tố tồn tại từ trước đã khiến giá phân bón lên cao kỷ lục.

Giá các nguyên liệu thô để sản xuất phân bón, gồm amoniac, nitơ, nitrat, photpho, kali và sunfat, đều tăng 30% kể từ đầu năm 2022 đến nay và hiện vượt mức đỉnh được ghi nhận trong cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng năm 2008, theo công ty tư vấn hàng hoá CRU.

Nga và Ukraine là hai trong những nước sản xuất nông sản quan trọng nhất thế giới. Trong đó, năm 2021, Nga là nước xuất khẩu phân đạm hàng đầu thế giới và là nhà cung cấp lớn thứ 2 về phân bón kali và phân lân, theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO).

Nga chiếm khoảng 14% xuất khẩu phân bón toàn cầu, cũng tạm ngừng giao thương với bên ngoài, và điều này được cho là sẽ tác động mạnh đến thị trường lương thực toàn cầu.

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt đối với đồng minh của Nga là Belarus cũng tác động đáng kể đến thị trường phân kali, vì hai quốc gia này chiếm 40% khối lượng giao dịch loại phân này hàng năm.

Kể từ đầu năm 2020, giá phân đạm đã tăng gấp 4 lần, trong khi giá phân lân và kali tăng gấp 3 lần. Nông dân ở các nước phát triển được hưởng lợi từ giá nông sản cao, giúp bù đắp một phần giá đầu vào cao, song nhu cầu có vẻ ngày càng giảm do giá lên cao và nguồn cung thiếu hụt”, đại diện của CRU nhận định.

Các nền kinh tế trên khắp thế giới đã và đang đối phó với tình trạng lạm phát cao trong nhiều năm, phần lớn do giá thực phẩm và năng lượng tăng vọt. Dữ liệu của FAO cho thấy giá lương thực đang ở mức cao nhất mọi thời đại và ông Lawson cho rằng tình trạng thiếu phân bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất canh tác dài hạn.

Trước mối đe dọa giảm nguồn cung từ Nga và Belarus, giá phân bón phải đối mặt với áp lực tăng lớn do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, lệnh cấm xuất khẩu của Trung Quốc và cuộc đình công đường sắt ở Canada.

Gần đây, hầu hết thảo luận xung quanh việc giá tăng đột biến tập trung vào các mặt hàng năng lượng. Song, cú sốc nguồn cung đối với phân bón, lúa mì và các loại ngũ cốc khác ​​sẽ làm vấn đề thêm phức tạp.

Giá lương thực toàn cầu tăng mạnh trong năm 2007 và trong quý đầu tiên của năm 2008, gây ra bất ổn kinh tế, chính trị và xã hội ở cả nền kinh tế phát triển và mới nổi. Theo Barclays, các nền kinh tế mới nổi có thể chịu tác động rất lớn.

Điều đó không có nghĩa là các nền kinh tế phát triển và nhà đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng, vì các biện pháp trừng phạt qua lại giữa Nga và phương Tây chắc chắn sẽ làm giảm nguồn cung năng lượng, ngũ cốc và phân bón.

Theo một số chuyên gia, với “sức nặng” của nguồn cung hàng hoá từ Nga, các quốc gia khác sẽ chỉ có thể lấp một phần khoảng trống trong nguồn cung toàn cầu.

Đạm Cà Mau (DCM) ký kết với doanh nghiệp Trung Quốc, phân phối sản phẩm độc quyền tại Việt Nam

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Áp thuế GTGT phân bón 5%, nông dân được hưởng lợi!

Bài thuộc chủ đề Sản xuất, Công nghiệp
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gia-phan-bon-the-gioi-tang-cao-ky-luc-132719.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá phân bón thế giới tăng cao kỷ lục
    POWERED BY ONECMS & INTECH