Giải ngân hơn 34.000 tỷ ở vùng đáy cách đây tròn 1 năm, nhà đầu tư nước ngoài không ngần ngại chốt lời nửa danh mục bất chấp diễn biến thị trường.
Nhìn lại 1 năm trước, thị trường về đáy dưới 1.000 điểm, lúc thấp nhất là 873 điểm, thanh khoản cạn kiệt do ách tắc nguồn vốn. Lúc đó, có dòng vốn ngoại rất lớn lao vào bắt đáy và đẩy Vn-Index đi lên trong sự hoài nghi của các nhà đầu tư.
Cụ thể, trong tháng 11/2022, các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài mua ròng tổng cộng 16.913 tỷ đồng trên cả ba sàn HOSE, HNX và UPCoM. Trong đó, họ mua ròng 15.977 tỷ đồng trên HOSE, mua ròng 780,3 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 155,5 tỷ đồng trên UPCoM. Tính riêng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE, các nhà đầu tư nước tập trung vào các mã VHM (+1.726,7 tỷ đồng), STB (+1.320,2 tỷ đồng), HPG(+1.084 tỷ đồng), SSI (+1.032,9 tỷ đồng), MSN (+932,8 tỷ đồng).
>> iShares FM gom mạnh HAG, bán hàng triệu cổ phiếu HPG, VIC, VND, VRE
Theo thống kê lúc đó, quỹ ETFs chiếm khoảng hơn 30% giá trị mua ròng của tổng giá trị khối ngoại mua ròng khớp lệnh. Vậy phần khối ngoại mua ròng khớp lệnh còn lại đến từ đâu? Đáp án cho câu hỏi trên theo ý kiến chủ quan thì nó nằm ở một loại công cụ tài chính phái sinh được gọi là chứng chỉ tham gia đầu tư được gọi là Participatory Notes hay còn gọi là P-Notes, được các tổ chức đầu tư phát hành dành riêng cho các NĐT nước ngoài.
P-Notes đặc biệt thu hút NĐT nhờ đặc điểm vừa mang tính chất của một chứng chỉ quỹ (CCQ), vừa mang tính chất của một công cụ thanh toán tương tự như thương phiếu. Theo đó, chủ thể sở hữu P-Notes không cần phải đăng ký thông tin với cơ quan quản lý và vẫn được hưởng đầy đủ quyền nhận cổ tức và lãi vốn từ danh mục chứng khoán đầu tư.
Vì vậy, đây là dòng tiền khó lường và tốc độ ra vào nhanh nên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến của thị trường trong ngắn hạn và thường được cho là mang tính đầu cơ cao.
Khối ngoại bán giá nào cũng có lời
Mua ròng liên tục từ tháng 11/2022 đến tháng 3/2022 thời điểm thị trường dao động dưới vùng 1.100, đặc biệt giải ngân mạnh 1 nửa số vốn dưới vùng 1.000, làm cho giá vốn của NĐT nước ngoài rất thấp. Nếu bán trên vùng 1.100, chắc chắn nhóm NĐT này sẽ thu về khoản lợi nhuận đáng kể chỉ sau 1 năm nắm giữ.
Biểu đồ thống kê mua/bán ròng khối ngoại trên sàn HOSE cho thấy nhóm này bắt đầu đà bán của mình từ tháng 4/2023 và chỉ mới chốt lời 1 nửa số vốn đã đầu tư trước đó.
Thống kê từ Fialda |
Trong diễn biến mới nhất, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/12, Vn-Index đóng cửa tại 1.115,97 điểm (-0,4%). Mặc dù có phiên tăng điểm hưng phấn trước đó, áp lực bán lớn của nhóm NĐT nước ngoài kéo thị trường điều chỉnh. Thống kê, NĐT nước ngoài bán ròng tới 1.554 tỷ, tập trung vào HPG (-187,91 tỷ), FUESSVFL (-173,59 tỷ), VHM (-172,35 tỷ), VCB (-100,23 tỷ), VNM (-91,66 tỷ), VND (-83,38 tỷ)…
>>Hàng chục triệu cổ phiếu LDG được hấp thụ giá sàn: Nhà đầu tư nhỏ lẻ tự giải cứu nhau?
DIC Corp (DIG): "Game" tăng vốn còn bỏ ngỏ
Lãi suất tiền gửi "siêu thấp" - Chứng khoán, vàng, bitcoin bùng nổ