Hai chữ không thể thiếu trong cuộc đời của người sau 40 tuổi, tưởng không khó mà khó không tưởng

14-03-2024 20:07|Linh Chi

Điều khó khăn nhất trong cuộc đời không phải lựa chọn mà là từ bỏ.

Trong một cuốn sách, Ma Jiahui nói: "Khi còn trẻ, tôi cảm thấy điều khó khăn nhất trong cuộc đời là đưa ra lựa chọn. Càng lớn, tôi càng cảm thấy điều khó khăn nhất trong cuộc đời không phải là đưa ra lựa chọn mà là từ bỏ".

Câu nói này đã gây ấn tượng sâu sắc cho độc giả, khiến nhiều người vô cùng xúc động. Dường như mọi người luôn đề cao giá trị của sự kiên trì nên chúng ta quên mất rằng còn có sự lựa chọn mang tên từ bỏ. Đôi khi, từ bỏ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Khăng khăng giữ những thức không thuộc về mình không hẳn là điều tốt

Phải rất lâu sau khi lớn lên, người ta mới nhận ra rằng một số khái niệm trong cuộc sống cần phải được xác định cẩn thận, nếu chúng không thuộc về mình thì đừng cố chấp.

Điều khó khăn nhất trong cuộc đời không phải lựa chọn mà là từ bỏ.

Điều khó khăn nhất trong cuộc đời không phải lựa chọn mà là từ bỏ.

Gia đình Tiểu Han là một gia đình truyền thống điển hình. Người lớn thích áp đặt những quan niệm, tiêu chuẩn riêng của họ lên con, cháu. Ví dụ như vì gia đình họ là người Bắc Kinh nên nhất định con, cháu phải lấy chồng, lấy vợ là người Bắc Kinh. Đàn ông phải mua ô tô vì nó “làm cho người ta trông đứng đắn và sành điệu”. Đàn ông, con trai không được làm việc nhà hay nấu nướng vì đó là công việc thấp kém, của phụ nữ.

Khi còn trẻ, quan điểm sống, lập trường chưa chín chắn, chưa phát triển khả năng nhận thức độc lập, chúng ta rất dễ chấp nhận mọi kỳ vọng và tiêu chuẩn của người lớn. Tiểu Han cũng đã bị ảnh hưởng và luôn tìm kiếm nửa kia của mình là người Bắc Kinh, nhất định không chịu làm quen với những người tỉnh khác.

Mãi về sau cô mới nhận ra khi yêu nhau, chỉ cần cả hai có tình cảm mới là điều quan trọng nhất. Cho dù có đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện bên ngoài nhưng không có tình yêu thì hôn nhân sẽ không hạnh phúc.

Suy nghĩ “cuộc sống phải như thế nào” có thể là một khái niệm “áp đặt” lên bạn vào một thời điểm nào đó, đó là kỳ vọng của cha mẹ và những chuẩn mực của xã hội nhưng cũng có thể không phải là điều gì đó quan trọng. phù hợp với bạn và thuộc về bạn. Hãy cảnh giác, nhận diện và từ bỏ nó một cách dứt khoát.

Bắt đầu học cách thiết lập ranh giới tinh thần rõ ràng và phân biệt những gì thuộc về người khác, những gì thuộc về mình. Hãy “từ bỏ” những quan niệm sống không thuộc về mình và theo đuổi cuộc sống mà bạn mong muốn.

Từ bỏ ham muốn thể hiện khi giao tiếp khiến bạn thoải mái, tự do hơn

Môi trường mới, nơi người ta chưa biết đến bạn khiến bạn không thoải mái nhưng cũng khơi dậy ham muốn thể hiện mạnh mẽ. Bạn sẵn sàng bày tỏ ý kiến, thậm chí kiên trì bảo vệ ý kiến của mình trong khi trò chuyện. Điều này dễ dẫn đến vấn đề đôi khi bạn thể hiện bản thân quá đà nên thiếu lắng nghe đối phương khiến họ cảm thấy bị tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến mối quan hệ.

Từ bỏ sẽ khiến cuộc sống của bạn thảnh thơi, tự do hơn.

Từ bỏ sẽ khiến cuộc sống của bạn thảnh thơi, tự do hơn.

Trong cuốn sách "Sự thân mật giả tạo", một nhà tâm lý học đã đề cập: "Sở dĩ nhiều người ngại nói chuyện với người lại vì họ sợ mình nói sai khiến người khác không ưa mình. Nỗi sợ hãi này sẽ khiến bạn không dám nói hoặc trở nên lắm lời. Nhưng khi cuộc trò chuyện thiên về biểu hiện của người khác nhiều hơn, khi bạn thỉnh thoảng đặt câu hỏi và khuyến khích người khác thể hiện bản thân, bạn sẽ không lo lắng về vấn đề này".

Chính vì thế, hãy học cách từ bỏ ham muốn thể hiện bản thân. Nói cách khác, trong quá trình giao tiếp, hãy lắng nghe suy nghĩ của đối phương nhiều hơn, tập trung vào đối phương và hỏi họ những câu như "Bạn có nghĩ vậy không?".

Từ bỏ ham muốn thể hiện bản thân tức là từ bỏ sự cố chấp và tập trung quá mức vào chính mình. Sau khi học được điều này, chúng ta sẽ thấy thoải mái, tự do hơn, không còn sợ nói sai.

Đúng như lời của một nhân vật trong phim "Ngọa hổ tàng long": “Nắm chặt tay thì bên trong chẳng có gì cả, buông lỏng tay ra là có tất cả”.

Từ bỏ để sống thảnh thơi

Có thể từ trước đến nay bạn vẫn được dạy cách ca ngợi sự kiên trì. Từ bỏ thường được dán nhãn là bỏ cuộc giữa chừng. Tuy nhiên, qua bài viết này, chúng nên nên nhìn nhận thêm về việc từ bỏ bởi nó rất nhiều điều khi từ bỏ chúng ta sẽ sống thảnh thơi hơn. Ví dụ, hãy từ bỏ việc làm hài lòng tất cả mọi người, từ bỏ nỗi ám ảnh rằng mình phải tài giỏi và nổi bật mới xứng đáng được yêu thương, từ bỏ mối quan hệ một chiều...

Hai thái độ “bỏ cuộc” và “kiên trì” đều có giá trị như nhau trong việc chúng ta có thể sống một cuộc sống hạnh phúc hay không. Điều quan trọng là chúng ta có thể thấy rõ rằng có những lựa chọn khác nhau, là “kiên trì” hay “bỏ cuộc” đều đúng nếu chúng dẫn bạn đến cuộc sống thoải mái, tự do hơn.

Bạn nên nhớ rằng, những người từ bỏ là những người vô cùng dũng cảm. Hãy trải nghiệm và tìm hiểu sâu hơn bản thân mình để sống thật với chính mình.

>>Lời người xưa dạy như rượu ủ càng lâu càng ngấm: '40 không tham dục, 50 không tham tình, 60 không tham thực'

Bài học cổ nhân: Gia vị càng giã càng mịn, khi còn trẻ biết 3 điều này về già nằm hưởng phúc

Bài học giáo dục trẻ cha mẹ phải biết 6 nguyên tắc: 3 TRÁNH cho con gái và 3 KHÔNG với con trai!

Bài học xương máu về kinh tế hôn nhân nhìn từ chuyện siêu sao bóng đá đưa cả trăm tỷ tài sản cho mẹ giữ, ly hôn khiến vợ tay trắng "ra đi"

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/hai-chu-khong-the-thieu-trong-cuoc-doi-cua-nguoi-sau-40-tuoi-tuong-khong-kho-ma-kho-khong-tuong-d118011.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hai chữ không thể thiếu trong cuộc đời của người sau 40 tuổi, tưởng không khó mà khó không tưởng
POWERED BY ONECMS & INTECH