Hai cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị 'tích lũy' dành cho nhà đầu tư ngại rủi ro
Chuyên gia nhận định hai ngân hàng này sẽ là “những kẻ sống sót cuối cùng” nếu ngành ngân hàng phải chịu những tổn thất nặng nề bởi sự suy giảm của kinh tế.
Trong báo cáo chiến lược năm 2024, bộ phận nghiên cứu công ty Chứng khoán Rồng Việt lựa chọn VCB và ACB là 2 cổ phiếu an toàn bởi chính sách cho vay và quan điểm trích lập dự phòng thận trọng. Chuyên gia nhận định hai ngân hàng này sẽ là “những kẻ sống sót cuối cùng” nếu ngành ngân hàng phải chịu những tổn thất nặng nề bởi sự suy giảm của kinh tế.
VDSC đánh giá điểm rủi ro của VCB và ACB đạt 4 điểm, thuộc nhóm rủi ro thấp trong các cổ phiếu ngân hàng được CTCK theo dõi.
Do đó, chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư ngại rủi ro có thể cân nhắc VCB và ACB cho mục tiêu nắm giữ dài hạn.
VCB - nơi trú ẩn an toàn, kỳ vọng tăng 16%
VCB là một trong những cổ phiếu hấp dẫn và an toàn do bộ đệm dự phòng liên tục được tăng cường mạnh mẽ trong hai năm qua sẽ là động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn 2023-2024.
Tỷ lệ nợ xấu VCB được duy trì ở mức thấp |
Cụ thể, mặc dù tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp trong năm 2020 và 2021, VCB đã chủ động và thận trọng trong việc trích lập dự phòng. Đáng chú ý, ngân hàng đã hoàn thành trích lập toàn bộ cho các khoản vay tái cơ cấu theo yêu cầu của Thông tư 03 năm 2021. Do đó, chuyên gia kỳ vọng ngân hàng có thể vượt bão trong bối cảnh bất ổn của ngành ngân hàng do VCB sẽ ít phải đối mặt về áp lực trích lập dự phòng trong năm 2023.
Ngoài ra, VCB ít phơi nhiễm với trái phiếu doanh nghiệp (6,5%) và phân khúc rủi ro (4% kinh doanh bất động sản và 20% vay mua nhà) tính đến ngày 30/09/2022; do đó, tỷ lệ nợ xấu dự kiến sẽ được kiểm soát tốt trong năm 2023.
Do đó, với chất lượng tài sản tốt nhất, VCB được kỳ vọng là ngân hàng chịu tổn thương cuối cùng trong danh mục ngân hàng được VDSC theo dõi.
VDSC khuyến nghị TÍCH LUỸ cổ phiếu VCB với giá mục tiêu 90.200 đồng, với tỷ suất sinh lời kỳ vọng 16%.
>> Fitch Ratings nâng hạng Vietcombank, VietinBank, Agribank lên BB+
Các chỉ số tài chính của VCB |
ACB - vững vàng nhờ chiến lược thận trọng, kỳ vọng tăng 33%
VDSC cho rằng, ACB là ngân hàng phù hợp với nhà đầu tư quan ngại rủi ro do NIM được quản lý tốt bất chấp lãi suất huy động tăng. Điều này có được nhờ nền tảng bán lẻ mạnh tập trung vào phân khúc trung và cao cấp; đảm bảo cấu trúc huy động ổn định; tỷ trọng tín dụng vào bất động sản thấp; và khả năng định hướng biên NIM.
Bên cạnh đó, ACB có mức độ phơi nhiễm thấp với ngành bất động sản giúp lợi suất cho vay ít bị tác động bởi thị trường bất động sản trầm lắng. Tỷ trọng cho vay mua nhà và cho vay phát triển BĐS chiếm lần lượt 21,5% và 1,2% tổng dư nợ và không đầu tư vào TPDN.
>> ACB của Chủ tịch Trần Hùng Huy được Fitch xếp hạng tín nhiệm mức 'triển vọng ổn định'
NIM được ACB quản lý tốt bất chấp lãi suất huy động tăng |
Sức khoẻ bảng cân đối của ACB được kỳ vọng ít suy giảm nhưng biên chi phí tín dụng bình thường hóa dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận thấp năm 2023.
Bảng cân đối lành mạnh giúp ACB kiểm soát chi phí rủi ro tốt |
Bên cạnh đó, giảm chi phí tín dụng là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận bứt phá năm 2022 (dự báo tăng 47% so với cùng kỳ), nhờ hoàn nhập dự phòng nợ cơ cấu đã trích lập đầy đủ trong năm 2021.
Mặc dù hiệu quả hoạt động tổng thể của ACB được kỳ vọng chỉ bị ảnh hưởng nhẹ bởi tình hình vĩ mô trong năm 2023, tuy vậy, VDSC lưu ý, mức nền so sánh về chi phí tín dụng có thể dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận thấp.
VDSC khuyến nghị MUA cổ phiếu ACB với giá mục tiêu 30.000 đồng, với tỷ suất sinh lời kỳ vọng 33%.
>> KQKD ngành ngân hàng 2024: Dự báo khả quan, vẫn tiềm ẩn rủi ro từ suy giảm chất lượng tài sản
Lần đầu tiên sau gần 7 tháng, hệ thống ngân hàng cần nguồn hỗ trợ thanh khoản từ NHNN
Chuyên gia chỉ điểm các động lực tăng trưởng cho cổ phiếu ngân hàng 2024