Bất động sản

Hai tỉnh 'uống' chung một dòng nước Vàm Cỏ Đông, từng thuộc TP. HCM có tái diễn tình trạng sáp nhập?

An Khánh 05/04/2025 11:00

Trước những thay đổi về quy hoạch và phát triển, liệu có khả năng hai tỉnh này một lần nữa được sáp nhập để tạo nên một thực thể hành chính mới?

Long An và Tây Ninh có nhiều điểm chung do cùng thuộc vùng Đông Nam Bộ và giáp biên giới Campuchia. Cả hai tỉnh đều có sông Vàm Cỏ Đông chảy qua, khí hậu nóng ẩm phù hợp cho nông nghiệp. Long An mạnh về lúa gạo và trái cây, trong khi Tây Ninh nổi bật với mía đường và cao su.

Cả hai đang phát triển khu công nghiệp và có tuyến Quốc lộ 22 kết nối với TP. HCM. Trong chiến tranh, Tây Ninh là căn cứ Trung ương Cục miền Nam, còn Long An được vinh danh vì tinh thần chiến đấu kiên cường.

Tờ trình dự thảo tờ trình về nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính nêu: "Ưu tiên sắp xếp các đơn vị miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các đơn vị có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau".

Với đặc điểm này, hai tỉnh Long An và Tây Ninh có thể thuộc diện sáp nhập.

Hai tỉnh 'uống' chung một dòng nước Vàm Cỏ Đông, từng thuộc TP. HCM có tái diễn tình trạng sáp nhập?- Ảnh 1.
Long An và Tây Ninh đều chung dòng sông Vàm Cỏ Đông. Ảnh: Internet

Tây Ninh và Long An từng có mối liên hệ hành chính với Sài Gòn trong một số giai đoạn lịch sử. Thời Phủ Gia Định có hai dinh gồm: Dinh Trấn Biên thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước hiện nay. Dinh Phiên Trấn thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh hiện nay.

>> Tiến độ tuyến cao tốc 55km hơn 12.500 tỷ do Liên danh Sơn Hải làm chủ đầu tư trước ngày hoàn thành

Dưới thời Pháp thuộc, cả hai tỉnh đều thuộc Nam Kỳ và nằm trong hệ thống quản lý của chính quyền thuộc địa. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, dù Tây Ninh và Long An là hai tỉnh riêng biệt, nhưng vẫn chịu sự quản lý từ chính quyền Sài Gòn.

Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, Sài Gòn được đổi tên thành TP. HCM, còn Tây Ninh và Long An trở thành các tỉnh trực thuộc Trung ương, không còn nằm trong sự quản lý của Sài Gòn như trước.

Hiện tại, Tây Ninh và Long An đều có tuyến Quốc lộ 22 kết nối trực tiếp với TP. HCM, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, hệ thống đường thủy của hai tỉnh cũng khá phát triển nhờ dòng sông Vàm Cỏ Đông, giúp việc vận chuyển hàng hóa và đi lại trở nên dễ dàng hơn.

Sắp tới, tuyến cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa sắp hoàn thành. Và đây sẽ là tuyến đường kết nối lớn nhất giữa Long An và Tây Ninh. Tuyến đường này nằm giữa hai đường tỉnh 838C và 825, còn gọi là cao tốc Bắc Nam phía Tây, dự kiến thông xe trong năm 2025.

Hai tỉnh 'uống' chung một dòng nước Vàm Cỏ Đông, từng thuộc TP. HCM có tái diễn tình trạng sáp nhập?- Ảnh 2.
Cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa đoạn qua Long An. Ảnh: Internet

Tuyến đường có chiều dài 72,75km, có điểm đầu tại xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng, Bình Dương) và điểm cuối tại nút giao với quốc lộ N2 ở xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa. Tổng mức đầu tư dự án hơn 2.292 tỷ đồng.

Long An cũng đã đề xuất sớm nâng cấp, cải tạo Quốc lộ N2 để kết nối được với cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa xuống cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Khi có tuyến đường này, dòng phương tiện qua lại giữa Long An và Tây Ninh sẽ chuyển hướng sang đây nhiều hơn, giảm tải cho Quốc lộ 22 và các tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 8 vốn đang thường xuyên chịu áp lực giao thông lớn, di chuyển chậm.

>> Hai tỉnh Duуên hải Nam Trung Bộ thống nhất nâng cấp tuyến đường liên thông cảng biển, sân bay, đường sắt 10.000 tỷ đồng

Sân bay tại tỉnh dự kiến sáp nhập với Đà Nẵng sẽ có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam

Tỉnh là giao điểm 2 miền Bắc - Nam dự kiến sáp nhập, giảm số đơn vị hành chính cấp xã từ 119 xuống còn 60

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/hai-tinh-uong-chung-mot-dong-nuoc-vam-co-dong-tung-thuoc-tp-hcm-co-tai-dien-tinh-trang-sap-nhap-202250403173007095.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hai tỉnh 'uống' chung một dòng nước Vàm Cỏ Đông, từng thuộc TP. HCM có tái diễn tình trạng sáp nhập?
    POWERED BY ONECMS & INTECH