Hàng hoá Việt chật vật tìm nguồn tiêu thụ

28-04-2022 17:20|Trọng Hiếu

Khó khăn trong tìm nguồn tiêu thụ, sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chí của nhà bán lẻ nên khó vào hệ thống phân phối, sức cạnh tranh kém hiện đang là bài toán cần lời giải của hàng Việt.

Cung và cầu chưa đáp ứng được nhu cầu của nhau

Công tác kết nối cung cầu hàng hóa đã góp phần bình ổn thị trường, bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ tiêu thụ nông sản và hàng công nghiệp nông thôn, thiết lập chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn phục vụ người dân và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, hàng hóa được lưu thông thuận lợi, thúc đẩy sản xuất phát triển. Người tiêu dùng được sử dụng hàng có chất lượng, giá cả hợp lý, mẫu mã phong phú. Các doanh nghiệp phân phối có nguồn hàng ổn định với đa dạng đặc sản vùng miền…

Một số tổ chức, đơn vị sản xuất hàng hóa gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại một cách bền vững, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các hộ nông dân do chưa xây dựng được thương hiệu nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà phân phối về chất lượng, tính an toàn và sản lượng. Các doanh nghiệp phân phối chưa chủ động tiếp cận với các nguồn hàng ổn định và có chất lượng.

Nhằm nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu hàng hóa, cần sự chung tay vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp.

Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm

Đối với doanh nghiệp, cần chú trọng cập nhật thông tin đầu tư, nâng cấp dịch vụ, chất lượng, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp phân phối cần có các chính sách ưu tiên hàng hóa sản xuất trong nước, chủ động tiếp cận, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ nông dân,... trong sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn tại thị trường trong nước và quốc tế hướng tới người tiêu dùng Việt Nam và xuất khẩu.

Các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp kết nối cung - cầu, có cơ chế chính sách để hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, xây dựng hệ thống phân phối phát triển rộng khắp, tập trung phát triển thương mại điện tử để kích thích nhu cầu tiêu dùng của giới trẻ.

Láng giềng Việt Nam đào rỗng 2 ngọn núi, huy động hơn 60.000 người xây dựng công trình tối mật trong lòng đất suốt 17 năm, số tiền bỏ ra tương đương để xây đập Tam Hiệp

Việt Nam có 3.800 startup, trong đó 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD

GDP (PPP) 'đánh bại' Hà Lan, Thụy Sĩ, sắp vượt cả Úc, Ba Lan, Việt Nam chuẩn bị tiến thẳng vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hang-hoa-viet-chat-vat-tim-nguon-tieu-thu-133421.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hàng hoá Việt chật vật tìm nguồn tiêu thụ
POWERED BY ONECMS & INTECH