Doanh nghiệp

Heineken góp ý về thuế TTĐB: Có sự bất hợp lý khi bia bị đánh thuế 65%

Hồ Nga 07/07/2024 - 18:59

Theo Heineken, rượu có nồng độ cồn dưới 20% chỉ chịu mức thuế TTĐB 35%, trong khi bia với nồng độ cồn dưới 12% lại phải chịu mức thuế TTĐB đến 65%.

Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam vừa có văn bản góp ý và kiến nghị đối với dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi (TTĐB).

Bản góp ý này được thực hiện ngay khi Bộ Tài chính công bố dự thảo Luật thuế TTĐB. Theo dự thảo, có 2 phương án được đưa ra, đều có xu hướng tăng mức thuế suất thuế TTĐB so với mức thuế hiện tại.

Lộ trình tăng bắt đầu từ năm 2026, và cứ mỗi một năm sau đó, mỗi năm tăng thêm 5%, cho đến năm 2030.

Heineken góp ý về thuế TTĐB: Có sự bất hợp lý khi bia bị đánh thuế 65%

>> Sau đóng cửa nhà máy, Heineken gửi ‘tâm thư’ góp ý dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Heineken: Giãn lộ trình tăng thuế TTĐB và điều chỉnh thuế suất phù hợp

Đối với dự thảo Luật lần này, Heineken đưa ra 3 kiến nghị, trong đó có kiến nghị đầu tiên là về mức thuế suất thuế TTĐB đang đánh lên sản phẩm bia.

Heineken góp ý, cần tách biểu thuế TTĐB hiện tại thành mức thuế cụ thể, tương ứng với nồng độ cồn khác nhau của bia, để đảm bảo thống nhất với các luật và quy định hiện hành. Cụ thể:

Heineken góp ý về thuế TTĐB: Có sự bất hợp lý khi bia bị đánh thuế 65%

Ngoài ra, liên quan đến bia, Heineken cũng đề có kiến nghị về lộ trình tăng thuế. Theo đó, thuế suất đối với mặt hàng bia được giữ ổn định ở mức 65% trong vòng 3 năm; sau mỗi 3 năm thì tăng 1 lần và mỗi lần không quá 3-5%.

Bản góp ý nêu rõ, lộ trình này sẽ giúp các doanh nghiệp ngành bia có thời gian phục hồi qua giai đoạn khó khăn, điều chỉnh, đổi mới công nghệ để sản xuất những sản phẩm có nồng độ cồn thấp hơn giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tránh tác động gây ra “sốc thuế”.

>> Tỉnh Quảng Nam mất nguồn thu 500 tỷ khi Heineken tạm dừng nhà máy bia

Heineken: Có sự bất hợp lý trong biểu thuế suất thuế TTĐB với nhóm bia - rượu

Trong văn bản, Heineken trình bày, khi quan sát biểu thuế TTĐB hiện tại, có thể thấy sự bất hợp lý khi rượu có nồng độ cồn dưới 20% chỉ chịu mức thuế TTĐB 35%, trong khi bia với nồng độ cồn dưới 12% lại phải chịu mức thuế TTĐB đến 65%. Sự chênh lệch này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp bia, mà còn thể hiện sự thiếu công bằng trong chính sách thuế.

Heineken góp ý về thuế TTĐB: Có sự bất hợp lý khi bia bị đánh thuế 65%

Theo Heineken, để đảm bảo công bằng và hợp lý của biểu thuế và tính thống nhất giữa các luật thuế TTĐB và Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, Bộ Tài chính cần xem lại mức thuế suất áp cho các sản phẩm đồ uống có cồn để phù hợp với nồng độ cồn từng loại.

Mức thuế khác nhau theo nồng độ cồn đã được chứng minh là giúp định hình hành vi tiêu dùng và khuyến khích các nhà sản xuất đổi mới, phát triển các sản phẩm có nồng độ cồn thấp, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, tăng thu ngân sách.

Do vậy, Heineken cho rằng, sự nhất quán và minh bạch trong chính sách thuế sẽ tạo ta điều kiện cho ngành bia phát triển ổn định.

>> Vừa đóng cửa nhà máy tại Quảng Nam, Heineken 'rục rịch' tăng công suất thêm 500 triệu lít tại Vũng Tàu

Heineken Việt Nam là liên doanh giữa Heineken và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), có mặt tại Việt Nam từ năm 1991. Đến nay Heineken đã có 6 nhà máy với hơn 3.000 nhân viên trên khắp cả nước.

Sự kiện mới đây nhất, Heineken tuyên bố đóng cửa một nhà máy ở Quảng Nam khiến nhiều người chú ý. Lý do Heineken đưa ra là do khó khăn kép từ đại dịch Covid-19 và quy định mới về nồng độ cồn khi tham gia giao thông khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm.

Tâm thư của Heineken còn cho biết doanh nghiệp đã đầu tư khoảng 1 tỷ EUR tại Việt Nam và sẽ còn tiếp tục gia tăng đầu tư. Heineken là một trong số các doanh nghiệp đóng góp thuế nhiều nhất vào ngân sách các tỉnh trong nhiều năm.

Vì vậy, theo Heineken, việc tăng thuế suất trong giai đoạn hiện tại cần xem xét một cách thận trọng, nếu tăng quá nhanh, người tiêu dùng ảnh hưởng trước tiên, sức mua giảm sẽ tác động đến thị trường chung. Những tác động này cũng sẽ dẫn tới hệ lụy thất thu thuế, các doanh nghiệp phải đóng cửa nhà máy sản xuất, làm gia tăng thất nghiệp…

>> 'Đại gia' nhiều tiền bậc nhất Sài Gòn đã 'hưởng lợi' thế nào từ Heineken trong cả thập kỷ qua?

Sau đóng cửa nhà máy, Heineken gửi ‘tâm thư’ góp ý dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Tỉnh Quảng Nam mất nguồn thu 500 tỷ khi Heineken tạm dừng nhà máy bia

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/heineken-gop-y-ve-thue-ttdb-co-su-bat-hop-ly-khi-bia-bi-danh-thue-65-241285.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Heineken góp ý về thuế TTĐB: Có sự bất hợp lý khi bia bị đánh thuế 65%
POWERED BY ONECMS & INTECH