Huy động AI và công nghệ tối tân để vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất hành tinh, láng giềng Việt Nam gây 'choáng' với độ chính xác kỷ lục

13-03-2024 16:15|Phương Nhi

Để đáp ứng thực tế, các kỹ sư đã thu thập và sắp xếp gần 200 terabyte (TB) dữ liệu thô – gấp hơn 10 lần toàn bộ khối lượng dữ liệu của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Theo các kỹ sư tham gia vận hành dự án, Trung Quốc đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc dài 45.000km, và việc sử dụng công nghệ này đã đạt được một số cột mốc, thành tựu quan trọng.

Trước đó, vào thời điểm Trung Quốc bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới đầu tiên cách đây 15 năm, thách thức lớn nhất theo dự đoán của các nhà phê bình chính là việc bảo trì. Họ cho rằng việc bảo trì sẽ trở nên nặng nề, vì hệ thống đường ray cuối cùng sẽ cũ đi theo thời gian và phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.

Vì vậy, Trung Quốc hiện đã chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc vận hành và bảo trì mạng lưới đường sắt của mình. Hệ thống AI này có khả năng dự đoán chính xác lỗi, và đưa ra cảnh báo trước khi có sự cố phát sinh. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo trì kịp thời các tuyến đường sắt cao tốc.

Huy động AI và công nghệ tối tân để vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất hành tinh, láng giềng Việt Nam gây 'choáng' với độ chính xác lên tới
Trung Quốc đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc dài 45.000km

Theo SCMP, một hệ thống AI ở Bắc Kinh đang xử lý lượng lớn dữ liệu thời gian thực trên khắp đất nước và có thể cảnh báo với đội ngũ bảo trì về các tình huống bất thường trong vòng 40 phút, với độ chính xác lên tới 95%.

Liu Daoan, kỹ sư cao cấp tại trung tâm kiểm tra cơ sở hạ tầng của Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc lưu ý rằng, hệ thống AI này hoạt động thực sự hiệu quả. Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Học thuật China Railway, ông tuyên bố: “Hệ thống AI này giúp các đội tại chỗ tiến hành kiểm tra lại và sửa chữa nhanh nhất có thể”.

Số lượng lỗi đường ray nhỏ xuất hiện trên các tuyến đường sắt cao tốc đang hoạt động của Trung Quốc đã giảm 80% trong năm qua nhờ công nghệ tiên tiến này. Không tuyến đường sắt cao tốc nào trong số này nhận được bất kỳ cảnh báo nào về việc phải giảm tốc độ do các vấn đề bất thường.

Với việc áp dụng công nghệ AI, biên độ chuyển động của đường sắt do gió mạnh cũng giảm – ngay cả trên những cây cầu lớn bắc qua thung lũng.

Ông Liu cho biết việc áp dụng các công nghệ này cho phép “đánh giá một cách khoa học và chính xác hơn về tình trạng dịch vụ cơ sở hạ tầng”.

Được biết, để đáp ứng nhu cầu dữ liệu thực tế rộng lớn nhằm đào tạo hệ thống AI, các nhà khoa học và kỹ sư đường sắt Trung Quốc đã thu thập và sắp xếp gần 200 terabyte (TB) dữ liệu thô cho AI – gấp hơn 10 lần toàn bộ khối lượng dữ liệu của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.

Dữ liệu đến từ nhiều nguồn và định dạng khác nhau, bao gồm các giá trị dạng sóng động được ghi lại bởi cảm biến bánh xe, bản ghi chuyển động của thân tàu, rung chuyển của đường ray và bản ghi khí tượng.

Các kỹ sư cho biết, các thuật toán AI đã trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt của con người để đảm bảo an toàn trước khi đưa vào hoạt động.

Đường sắt cao tốc của Trung Quốc là tuyến đường hoạt động nhanh nhất thế giới. Nó hiện đang phục vụ cho các tàu hoạt động ở tốc độ 350km/h và có kế hoạch tăng lên 400km/h vào năm tới. Chính phủ Bắc Kinh cũng có kế hoạch tiếp tục mở rộng tuyến đường này, cho đến khi kết nối được tất cả các thành phố có dân số trên 500.000 người.

Trái ngược với đó, mạng lưới đường sắt ở Mỹ hiện đang phải đối mặt với những thách thức đã được dự đoán trước, do việc bảo trì không đúng cách thường xuyên gây ra rủi ro về an toàn. Số vụ trật bánh trung bình đã vượt quá 2.800 vụ mỗi năm trong 50 năm qua.

Các kỹ sư cho biết sự xuất hiện của AI mở ra cơ hội để quản lý hiện trạng đường sắt tốc độ cao, vốn đã được công nhận hơn một thập kỷ trước, ở các nước như Đức và Thụy Sĩ. Cả hai nước đều đang cố gắng sử dụng AI để cải thiện mạng lưới đường sắt của mình. Mặc dù vậy, mạng lưới đường sắt này nhỏ hơn so với mạng lưới của Trung Quốc.

>> Tuyến đường sắt mô hình PPP đầu tiên ở Trung Quốc: Dài 266km, vận tốc 350km/h, là minh chứng cho trình độ đỉnh cao của ngành xây dựng nước này

Siêu cỗ máy được Trung Quốc dùng để đào đường hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới: Nặng 4.350 tấn, được trang bị 308 mũi dao đặc biệt

Cận cảnh tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á: Do Trung Quốc xây dựng, vận tốc tối đa 350km/giờ

Tuyến đường sắt cao tốc xuyên biển đầu tiên của Trung Quốc: Vận tốc 350km/h, trọng lượng bằng 3 chiếc máy bay

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/huy-dong-ai-va-cong-nghe-toi-tan-de-van-hanh-mang-luoi-duong-sat-cao-toc-lon-nhat-hanh-tinh-lang-gieng-viet-nam-gay-choang-voi-do-chinh-xac-len-toi-95-226213.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Huy động AI và công nghệ tối tân để vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất hành tinh, láng giềng Việt Nam gây 'choáng' với độ chính xác kỷ lục
POWERED BY ONECMS & INTECH