Bên cạnh dòng tiền cá nhân luôn đóng vai trò chi phối diễn biến thị trường chứng khoán, việc mua bán của khối ngoại cũng đem đến niềm vui, nỗi buồn cho nhiều cổ phiếu - đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2022.
Nhìn lại biến động VN-Index năm 2022
Diễn biến VN-Index từ đầu tháng 4/2022 |
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại năm 2022 đầy biến động bằng phiên đảo chiều giảm điểm ngày 30/12 kéo VN-Index về 1.007,09 điểm. Với mức giảm 32,78% so với cuối năm 2021, chỉ số đại diện thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 14 năm và cũng là mức giảm mạnh thứ 2 trong lịch sử (chỉ sau năm 2008).
Trong năm qua, sắc đỏ tràn ngập trên thị trường khi có đến 9 tháng VN-Index giảm điểm trong đó kết năm bằng mức giảm 3,9% trong tháng 12. Đáng nói, chỉ số có thời điểm chạm mức đáy sâu nhất là 873,78 điểm trong phiên 16/11.
Ghi nhận tại thời điểm tạo đáy, VN-Index đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng giảm mạnh nhất thế giới trong toàn bộ các khung thời gian phổ biến như ngày, tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng, từ đầu năm và một năm.
Họ "Vin" lao dốc tháng cuối năm
Trong tháng 12/2022, HVN là mã ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-INDEX nhờ triển vọng tích cực của ngành hàng không khi Trung Quốc được dự báo mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào năm 2023.
Top 5 mã có ảnh hưởng tích cực tiếp theo đều thuộc ngành ngân hàng đó là VPB (+7% MoM), EIB +27%, SSB +9% và STB +13%.
Trước những diễn biến bất lợi của thị trường bất động sản, các ông lớn trên sàn chứng khoán đại diện cho nhóm đều lao dốc mạnh trong đó VIC -23% MoM, VHM -12%, NVL -40% và trở thành các cổ phiếu lấy đi nhiều điểm nhất từ VN-Index.
Các cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index trong tháng 12/2022 |
Khối ngoại trở lại bắt đáy
Trước việc Fed bắt đầu chậm lại đà tăng lãi suất và định giá thị trường Việt Nam đã hấp dẫn hơn, dòng vốn ngoại đẩy mạnh việc mua ròng trở lại trong tháng 12 trong đó có sự đóng góp lớn của 2 quỹ ETF là Fubon FTSE VN30 và VanEck Vietnam với tổng cộng 2.700 tỷ đồng.
Tính chung cho cả năm 2022, tổng giá trị mua ròng của khối ngoại đạt 28.950 tỷ đồng (năm 2021 bán ròng 62.608 tỷ).
Chiều mua vào:
Dựa vào bảng thống kê, dễ thấy dòng tiền khối ngoại tập trung mua ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, hóa chất, bất động sản và dầu khí. Đại diện duy nhất của nhóm bán lẻ là MWG góp mặt trong Top 10.
Năm qua, thị trường chứng khoán ghi nhận 4 mã cổ phiếu được khối ngoại rót ròng trên 100 triệu USD trong đó STB hút ròng mạnh nhất với 190 triệu USD (tương đương hơn 4.400 tỷ đồng). Xếp tiếp theo là DGC, CTG và DPM với lần lượt 3.150 tỷ, 3.000 tỷ và 2.400 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, các mã trên đều không thuộc nhóm được khối ngoại giao dịch nhiều nhất khi VHM, VNM và MWG (các mã được mua ròng từ 60 - 97 triệu USD) lần lượt chứng kiến giá trị mua bán từ 1,31 - 1,37 tỷ USD.
Đáng nói, có đến gần 63% giá trị mua ròng của khối ngoại tại cổ phiếu VHM đến từ tháng 12. Con số này tại STB là gần 30% và tại DGC là 21%.
Chiều bán ra:
Trong khi đó, cổ phiếu HPG dù hút ròng tới 66,1 triệu USD trong tháng 12/2022 song vẫn trở thành 1 trong 2 mã bị nhà ngoại chốt lời mạnh nhất năm 2022 với 183 triệu USD (tương ứng gần 4.300 tỷ đồng). Xét tổng thể cả 2 chiều mua bán, HPG cũng là cổ phiếu được khối ngoại giao dịch mạnh nhất toàn thị trường với giá trị mua bán hơn 2,16 tỷ USD (khoảng 50.700 tỷ đồng).
Xếp đầu chiều bán ra chính là EIB của Eximbank với 212 triệu USD - tương đương gần 5.000 tỷ. Đáng nói, có đến 34% giá trị bán ròng của khối ngoại tại mã này diễn ra chỉ trong tháng 12.
Các mã bị rút vốn trên 100 triệu USD năm qua còn có MSN (105 triệu USD), VIC (128 triệu USD) và NVL (150 triệu USD).
Xét theo xu hướng, khối ngoại bán ròng tập trung tại nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng, bán lẻ,...
Tác động của khối ngoại:
Bên cạnh dòng tiền cá nhân những năm trở lại đây luôn đóng vai trò chi phối diễn biến thị trường chứng khoán cũng như giá cổ phiếu, việc mua bán của khối ngoại cũng đem đến niềm vui, nỗi buồn cho nhiều doanh nghiệp - đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2022.
Dự trên thống kê của Chứng khoán VNDirect về Top 10 mã chứng khoán được khối ngoại mua/bán mạnh nhất năm 2022, người viết thống kê lại biến động giá các cổ phiếu này trong cùng thời điểm để Quý độc giả và nhà đầu tư tiện theo dõi.
Màu Xanh - Đỏ tương ứng với Top 10 mã cổ phiếu được mua - bán ròng mạnh nhất năm 2022 |
Dựa vào biều đồ trên có thể thế, những cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất năm 2022 phần nào hạn chế được đà lao dốc của thị giá. Nổi bật nhất là VNM của Vinamilk với việc được khối ngoại mua ròng 2 tháng cuối năm đã có nhịp hồi mạnh về vùng giá 75.x - 80.x sau khi rơi về mức 61.x đồng.
Ngược lại, phần lớn các cổ phiếu bị khối ngoại bán mạnh trong năm qua đều chứng kiến đồ lao dốc mạnh từ 30 - 90% đặc biệt là các mã dòng địa ốc như VIC, CII, NVL, HPX (đều giảm trên 40%).
Mốc 1.230 điểm cản bước VN-Index, khối ngoại mua ròng trở lại
Nhận định chứng khoán 22/11: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index lên 1.240 điểm