Kiểm soát căn bệnh 20% người cao tuổi mắc: Chỉ cần nhớ số 7
Hơn 20% người cao tuổi ở Việt Nam mắc bệnh tiểu đường. Để kiểm soát tình trạng này, họ cần theo dõi, kiểm soát lối sống, uống thuốc để chỉ số HbA1c không quá 7%.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường (năm 2023). Trong đó, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng gồm 34% biến chứng về tim mạch; 39,5 biến chứng về mắt và thần kinh; 24% biến chứng về thận.
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của người cao tuổi là 23,6%. Việc điều trị cho nhóm bệnh nhân này còn khó khăn hơn do đa số suy giảm miễn dịch, mắc nhiều bệnh nền khác.
Đối với bệnh tiểu đường, đặc biệt ở nhóm trên 60 tuổi, các bác sĩ khuyến cáo kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn. Theo đó, các bệnh nhân cần lưu ý con số 7 - liên quan tới mục tiêu chỉ số HbA1c không quá 7%.
Xét nghiệm máu sẽ cung cấp chỉ số HbA1c thể hiện lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Người mắc đái tháo đường hoặc các bệnh làm tăng lượng đường trong máu sẽ có chỉ số HbA1c cao hơn.
Chỉ số HbA1c lý tưởng nhất là < 6.5%.="" một="" số="" trường="" hợp="" có="" thể="" chấp="" nhận="" ở="" mức="" 6,5="" đến="" 7%.="" hba1c=""> 7% báo động tình trạng glucose đang rất xấu.
Loại xét nghiệm này cũng được dùng để chẩn đoán và sàng lọc các trường hợp nghi ngờ mắc tiểu đường đã có những triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, mờ mắt, nhiễm trùng lâu lành. Bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.
Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm. Trong khi đó, xét nghiệm HbA1c phản ánh bức tranh lớn hơn và toàn diện hơn về đường huyết trong 3 tháng vừa qua.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Tâm (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tư vấn và giáo dục cho bệnh nhân tiểu đường. Tiến sĩ Tâm cho rằng cần giúp người bệnh hiểu rõ những chỉ số quan trọng như đường huyết, HbA1c để có thể chủ động theo dõi sức khỏe của mình.
Ngoài xét nghiệm máu, bệnh nhân cao tuổi mắc tiểu đường cần thường xuyên đi khám để đo huyết áp, kiểm tra mắt ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường, kiểm tra bàn chân có loét hay nhiễm trùng không, xét nghiệm nước tiểu. Thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên và sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát bệnh.
Bệnh tiểu đường(còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý mạn tính, đặc trưng bởi mức đường huyết cao (lượng đường trong máu) do cơ thể không có khả năng sản xuất đủ insulin, không sử dụng insulin đúng cách hoặc cả hai.