Kỳ tích kỹ thuật của Trung Quốc: Tuyến đường sắt được mệnh danh là ‘con rồng thép trên nóc nhà thế giới’
Đường sắt Thanh - Tạng là tuyến đường sắt cao nhất trên thế giới, đây là một kỳ tích vĩ đại về công nghệ khoa học tiên tiến bậc nhất của con người.
Chính thức đưa vào vận hành từ tháng 7/2006, tuyến đường sắt Thanh - Tạng trở thành tuyến đường sắt duy nhất và cực kỳ quan trọng nối liền thủ phủ tỉnh Thanh Hải, Tây Ninh với Lhasa, thủ phủ Tây Tạng.
Dài tổng cộng 1.956km và vượt qua 675 cây cầu, đường sắt Thanh - Tạng chia làm 2 phần chính: phần 1 từ ga Tây Ninh đến ga Golmud dài 815km, và phần 2 từ ga Golmud đến ga Lhasa dài 1.142km.
Điểm cao nhất của công trình này nằm ở độ cao 5.072m so với mực nước biển, riêng phần đường sắt kéo dài liên tục 960km nằm ở độ cao 4.000m so với mực nước biển.
Được mệnh danh là "con rồng thép trên nóc nhà thế giới", đường sắt Thanh - Tạng đã vượt qua kỷ lục cũ của tuyến đường chạy trên dãy núi Andes ở Peru và trở thành tuyến đường sắt nằm ở vị trí cao nhất thế giới.
Một kỳ tích kỹ thuật như vậy phải đòi hỏi đầu tư rất lớn và là một thách thức đối với Trung Quốc vào thời điểm đó. Nhưng trở ngại lớn nhất nằm ở điều kiện địa lý khắc nghiệt trên cao nguyên.
Nhiều chuyên gia nước ngoài từng cho rằng tình trạng thiếu oxy ở độ cao 4.000m và môi trường lạnh xuống âm vài chục độ là những khó khăn không thể vượt qua. Tuy nhiên, việc đường sắt này đi vào hoạt động đã chứng minh nó là một kỳ tích của kỹ thuật hiện đại.
Được biết tổng chi phí để xây dựng tuyến đường này là 33,09 tỷ NDT, riêng tiền đầu tư cho bảo vệ môi trường thậm chí lên đến trên 1,1 tỷ NDT. Đây có thể coi là khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử xây dựng đường sắt ở Trung Quốc.
Kể từ khi đi vào hoạt động, công trình này đã trở thành một trong những tuyến đường sắt nhộn nhịp nhất châu Á. Hàng triệu du khách đổ xô đến Cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng để trải nghiệm những chuyến tàu đi trên tuyến đường sắt kì diệu này trên cánh đồng tuyết.
Một điểm đặc biệt mà chỉ những du khách tinh ý mới nhận thấy là có vô số cây sắt dài 7m được chèn vào 2 bên đường sắt Thanh - Tạng. Các kỹ sư Trung Quốc đã chôn 15.000 cây sắt này, và bên trong mỗi cây đều chứa những công nghệ "độc đáo" khiến nhiều người kinh ngạc.
Các cây sắt này không chỉ để giúp cố định tuyến đường mà còn có nhiều chức năng đặc biệt.
Bên trong các cây sắt chứa một chất đặc biệt có tác dụng cảnh báo và giải tán hiệu quả các động vật hoang dã gần đó, giảm nguy cơ chúng đi lạc vào đường sắt.
Ngoài ra, nó còn đóng vai trò đỡ các dây cáp và đường dây thông tin liên lạc, đảm bảo hoạt động bình thường của đường sắt. Đồng thời cũng giúp nâng cao khả năng chịu gió, tuyết và động đất tại khu vực đường sắt đi qua.
Cây sắt được làm bằng vật liệu đặc biệt có tính dẫn điện tốt, ổn định nhiệt và chống oxy hóa. Vật liệu này giúp giảm điện trở, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Không chỉ vậy, cây sắt còn có thể làm giảm tiếng ồn phát ra khi tàu đi qua, giảm tác động đến môi trường xung quanh và người dân.
Qua đó càng củng cố thêm trình độ xây dựng và sức mạnh kỹ thuật của đường sắt Thanh - Tạng, một kỳ tích trên cao nguyên của Trung Quốc.