Masan Consumer (MCH) trình kế hoạch sáp nhập vào MasanConsumerHoldings

03-04-2023 10:18|Hồ Nga

Công ty Nhận sáp nhập Masan Consumer cũng sẽ đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn Upcom sau khi hoàn tất các thủ tục.

Ngày 24/4 tới đây CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – mã chứng khoán MCH) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Danh sách cổ đông tham dự đã được chốt vào ngày 17/3/2023. Hiện Masan Consumer đã công bố tài liệu dự kiến trình Đại hội cổ đông lần này.

Năm 2022: Xây dựng chiến lược kinh doanh qua việc nắm bắt tâm lý người tiêu dùng

Về tình hình kinh doanh, năm 2022 Masan Consumer đạt 26.977 tỷ đồng doanh thu, giảm 2,9% so với năm 2021. Tuy vậy nhờ tiết giảm chi phí, gia tăng khoản doanh thu tài chính nên lợi nhuận sau thuế đi ngang, đạt 5.533 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 5.451 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2022 Masan Consumer còn 12.263 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Ban lãnh đạo Masan cho rằng, năm 2022 được kỳ vọng là năm phục hồi sau đại dịch Covid-19, tuy vậy trái với kỳ vọng, lại đánh dấu bằng cuộc xung đợt mới khi đối mặt với tình trạng lạm phát cao. Trước đó năm 2021 giá năng lượng và lương thực tăng vọt do ảnh hưởng cuộc xung đột nga – Ukraina, nhiều gia đình phải siết chặt chi tiêu.

Năm 2022 nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi tốt, GDP đạt mức cao hơn kỳ vọng, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,1%. Masan Consumer đã điều chỉnh chiến lược sản xuất và phân phối sản phẩm.

Cụ thể, Masan cho rằng trong bối cảnh kinh tế còn chưa ổn định, người tiêu dùng vẫn sẽ kiểm soát chi tiêu, tâm lý “hứng khởi mua sắm” như lúc trước sẽ chưa tái diễn. Masan cho rằng người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm có giá hời nhất trong số các sản phẩm/thương hiệu được xem là không có nhiều sự khác biệt về chất lượng và công năng; đặc biệt các sản phẩm “big packsize” cũng được ưu tiên vì tâm lý được giá “hời” và tích trữ phòng khi giá tăng do biến động cung cầu; các lợi ích cộng thêm “extra beneft” thật sự được cảm nhận. Các sản phẩm tích hợp nhiều công năng để tiết kiệm chi phí và thời gian cũng sớm thành xu hướng… Do vậy hoạt động kinh doanh của Masan vẫn ổn định.

Với kết quả đó, Masan Consumer trình đại hội cổ đông phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, trong đó sẽ không chia cổ tức. Cùng với đó, phương án tạm ứng cổ tức năm 2023 ủy quyền cho Hội đồng quản trị tùy thuộc vào việc tối ưu hóa dòng tiền, kế hoạch kinh doanh, kết quả kinh doanh… để tự quyết phương án tạm ứng/thời gian/không tạm ứng/phương thức chi trả…

Masan Consumer (MCH) trình kế hoạch sáp nhập vào MasanConsumerHoldings

Kỳ vọng lãi cao nhất 6.500 tỷ đồng năm 2023

Dự đoán giá nguyên liệu đầu vào năm 2023 chủ chốt của Masan sẽ tăng cao, do đó sẽ tác động xấu đến biên lợi nhuận của những ngành kinh doanh. Ngoài ra dự báo thêm một số yếu tố tác động như lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ giá… nên Masan Consumer có những chiến lược phát triển phù hợp cho công ty.

Do vậy kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Masan Consumer khá dè dặt với chỉ tiêu doanh thu thuần từ mức 28.500 tỷ đồng đến 31.500 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế ước đạt khoảng từ 5.600 tỷ đồng đến 6.500 tỷ đồng.

Masan Consumer (MCH) trình kế hoạch sáp nhập vào MasanConsumerHoldings

Phát hành cổ phiếu ESOP giá 50.000 đồng/cp

Masan Consumer cũng trình Đại hội cổ đông phương án phát hành cổ phiếu ESOP năm 2023. Theo đó Masan Consumer dự kiến phát hành cổ phiếu ESOP tỷ lệ tối đa 0,5% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành. Đối tượng phát hành cho ngượ lao động, bằng cách phát hành mới hoạc dùng cổ phiếu quỹ. Thời gian thực hiện trong năm 2023 hoặc 4 tháng đầu năm 2024.

Giá bán cổ phiếu ESOP 50.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền thu được sẽ dùng để tăng vốn, phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh, bổ sung vốn lưu động. Số cổ phiếu ESOP này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành.

Trên thị trường cổ phiếu MCH hiện giao dịch quanh mức 67.500 đồng/cổ phiếu – đang cao hơn khoảng 35% so với giá phát hành cổ phiếu ESOP dự kiến.

Masan Consumer (MCH) trình kế hoạch sáp nhập vào MasanConsumerHoldings

Kế hoạch sáp nhập vào MasanConssumerHoldings

Hội đồng quản trị cũng có tờ trình về phương án sáp nhập CTCP Hàng tiêu dùng Masan vào Công ty TNHH MasanConssumerHoldings. Ban lãnh đạo công ty cho rằng, nhằm hiện thức hóa việc hợp nhất và vận hành, cũng như đơn giản hóa cơ cấu tổ chực của công ty, HĐQT Masan Consumer trình Đại hội thông qua việc sáp nhập.

Phương án sáp nhập:

(1) Công ty Nhận sáp nhập dự kiến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần, và tăng vốn điều lệ lên thành 6.708.051.000.000 đồng từ việc phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu.

(2) Sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu thưởng tại mục (1), Công ty Nhận sáp nhập dự kiến phát hành thêm cổ phần để hoán đổi với cổ phần của Masan Consumer.

+ Công ty Nhận sáp nhập phát hành thêm cổ phần để hoán đổi với tất cả cổ phần đang lưu hành của Masan Consumer, tỷ lệ hoán đổi 1:1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phần Masan Consumer sẽ được hoán đổi lấy 1 cổ phần của Công ty Nhận sáp nhập.

+ Sau khi hoàn tất hoán đổi, Masan Consumer sẽ được sáp nhập vào Công ty Nhận sáp nhập. Masan Consumer sẽ chấm dứt hoạt động. Công ty Nhận sáp nhập được hưởng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản liên quan Masan Consumer bao gồm nhưng không giới hạn quyền kinh doanh, quyền sử dụng đất, các khoản nợ, khoản phải thu…

(3) Sau khi sáp nhập, Công ty Nhận sáp nhập sẽ thực hiện thủ tục đăng ký trở thành công ty đại chúng, đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch tại sàn Upcom thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho toàn bộ cổ phần của Công ty Nhận sáp nhập.

Khối ngoại bán ròng hơn 1.400 tỷ đồng, tâm điểm nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Khối ngoại rót ròng kỷ lục vào Masan Consumer, cổ phiếu MCH vượt đỉnh lịch sử

Bài thuộc chủ đề Dịch vụ, Bán lẻ
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/masan-consumer-mch-trinh-ke-hoach-sap-nhap-vao-masanconsumerholdings-176597.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Masan Consumer (MCH) trình kế hoạch sáp nhập vào MasanConsumerHoldings
    POWERED BY ONECMS & INTECH