Mòn mỏi chờ được chấp nhận vào EU mà không được, quốc gia NATO quay sang xin vào BRICS

05-06-2024 19:34|Phương Nhi

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tái khẳng định mong muốn trở thành một phần của khối BRICS do Trung Quốc hậu thuẫn.

Mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ, nước thành viên liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu, thông báo sẽ tìm cách gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Trong chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã bày tỏ mong muốn tham gia BRICS, nhấn mạnh mối quan tâm tới sự hợp tác với các thành viên BRICS và ông sẽ tham dự cuộc họp của nhóm vào tuần tới tại thành phố Nizhny Novgorod của Nga.

Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ hiện là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và có mục tiêu trở thành thành viên chính thức của Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, sau nhiều năm chờ đợi, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn vấp phải sự phản đối của một số quốc gia EU.

Ngoại trưởng Hakan Fidan nhấn mạnh BRICS sẽ là một sự thay thế tốt cho EU, đồng thời mở ra triển vọng hợp tác kinh tế cho nước này. Ông cho hay mặc dù nhóm vẫn còn “một chặng đường dài phía trước”, nhưng Ankara nhìn thấy “tiềm năng ở BRICS”.

Mòn mỏi chờ được chấp nhận vào EU mà không được, quốc gia NATO quay sang xin vào BRICS
Ảnh minh họa

Hiện nay, nhiều quốc gia thành viên của BRICS là đối tác truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ, như Nga, Trung Quốc, Saudi Arabia,...Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Nga, sau Trung Quốc và Ấn Độ, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 56,5 tỷ USD.

Nga hoan nghênh sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc trở thành một phần của BRICS, theo Reuters. Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov tuyên bố, tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ trong BRICS sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của hội nghị Ngoại trưởng BRICS do Nga chủ trì trong tuần tới.

Ông Peskov cho biết sự quan tâm ngày càng tăng đối với BRICS từ nhiều quốc gia khác nhau, nhưng lưu ý rằng nhóm sẽ khó có thể đáp ứng được tất cả các quốc gia quan tâm.

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng khẳng định, cánh cửa BRICS luôn mở rộng cho các đại diện, với điều kiện duy nhất là cam kết hành động trên cơ sở nguyên tắc then chốt về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

Thêm một loạt quốc gia đăng ký gia nhập BRICS

BRICS được thành lập vào năm 2006, ban đầu chỉ gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Tuy nhiên, đầu năm nay, nhóm đã kết nạp thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran, và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Được biết, GDP của BRICS hiện đã chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, với 46% dân số thế giới. Trong thông điệp liên bang ngày 29/2/2024, Tổng thống Nga Putin cho biết các quốc gia BRICS đang vượt qua Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) về tỷ trọng trong GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương (PPP).

Mòn mỏi chờ được chấp nhận vào EU mà không được, quốc gia NATO quay sang xin vào BRICS
Ảnh minh họa

Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, có tới 7 quốc gia mới đã bày tỏ mong muốn gia nhập liên minh BRICS trước hội nghị thượng đỉnh lần thứ 16.

Cụ thể, 7 quốc gia muốn gia nhập liên minh BRICS trước hội nghị thượng đỉnh diễn ra là: Cameroon, Pakistan, Sri Lanka, Syria, Thái Lan, Venezuela, Zimbabwe.

Có thể thấy, một số quốc gia đang phát triển nhận thấy việc gia nhập BRICS là có lợi và là lựa chọn duy nhất để thách thức đồng USD.

Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên công khai kế hoạch tham gia BRICS. Động thái này làm nổi bật sức hấp dẫn ngày một lớn của nhóm đối với các nền kinh tế mới nổi.

Đồng thời, Pakistan cũng đang thảo luận ngày càng tích cực với Nga về việc gia nhập BRICS, dù căng thẳng với Ấn Độ có thể cản trở phần nào nỗ lực này.

Với việc BRICS mở rộng số lượng thành viên đánh dấu sự chuyển biến quan trọng, khi khối này đặt mục tiêu loại bỏ sự thống trị của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới. Bất cứ điều gì BRICS công bố dự kiến sẽ thu hút sự chú ý của thế giới và gây ra sự phân chia địa chính trị chưa từng có.

>> Láng giềng Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên nộp đơn gia nhập BRICS

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

Việt Nam thắt chặt quan hệ hợp tác cùng thành viên sáng lập BRICS

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mon-moi-cho-duoc-chap-nhan-vao-eu-ma-khong-duoc-quoc-gia-nato-quay-sang-xin-vao-brics-237564.html
Bài liên quan
  • Thủ tướng và Phu nhân lên đường dự hội nghị BRICS mở rộng tại Brazil
    Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam chiều nay lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng và tiến hành các hoạt động song phương tại Brazil.
  • Thắt chặt quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Brazil
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Brazil đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược cho cả hai quốc gia.
  • Việt Nam chuyển tải 3 thông điệp lớn tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS
    Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự với tư cách nước đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, một cơ chế hợp tác đa phương giữa các nền kinh tế mới nổi và ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị. Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dịp để Việt Nam chuyển tải 3 thông điệp lớn.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Brazil
    Nhận lời mời của Tổng thống Brasil Lula da Silva, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil từ ngày 4 - 8/7, Bộ Ngoại giao thông báo.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Mòn mỏi chờ được chấp nhận vào EU mà không được, quốc gia NATO quay sang xin vào BRICS
    POWERED BY ONECMS & INTECH