Năm 2020, trong khi hàng ngàn doanh nghiệp chịu tác động kép từ dịch bệnh, thiên tai, tập đoàn này vẫn cán đích lợi nhuận nhờ thành công từ mảng điện.
Diễn biến cổ phiếu ASM |
Cổ phiếu ngành thủy sản đang là điểm sáng trong giai đoạn đầu tháng 7, khi thu hút rất tốt lực cầu chủ động trong bối cảnh thị trường đang có diễn biến phân hóa trong diện rộng. Một trong những điểm nhấn tiêu biểu trong đó là ASM, khi ghi nhận đà tăng mạnh cả về giá lẫn thanh khoản trong phiên giao dịch 5/7. Cổ phiếu ASM của Tập đoàn Sao Mai đã tăng hơn 32% trong 2 tháng. Phân tích diễn biến cổ phiếu ASM, Chứng khoán FPT (FPTS) cho rằng cổ phiếu này để ngỏ cơ hội tham gia vào nhịp tăng mới với giá mục tiêu 13.250 đồng/cp, cao hơn 16% so với giá đóng cửa phiên 6/7.
Điểm nhấn kỹ thuật
- Diễn biến kiểm định vai trò hỗ trợ EMA(20) đang cho thấy dấu hiệu kết thúc nhờ đà tăng sớm của tuần dự kiến 7/7.
- Tín hiệu từ nến long bullish 5/7 đã giúp cổ phiếu hoàn tất mẫu hình “cờ đuôi nheo”.
- Cổ phiếu đánh dấu sự trở lại của xung lực sau tín hiệu RSI giao cắt “Signal”.
- Mục tiêu cho kịch bản tăng của cổ phiếu được xác định quanh ngưỡng 13.250 tương ứng 100% biên độ “cột cờ”.
Theo FPTS, diễn biến này không những giúp cổ phiếu hoàn thiện giai đoạn tạo đà ngắn hạn mà con để ngỏ cơ hội nối dài đà tăng về vùng kháng cự tâm lý Fibonancci retracement 38,2%. Tận dụng tín hiệu báo mua theo mẫu hình tiếp diễn xu hướng trên EOD, FPTS đưa ra khuyến nghị mua đối với mã cổ phiếu ASM.
ASM bật tăng mạnh sau khi Quy hoạch điện VIII được ban hành
Tập đoàn Sao Mai xuất phát là doanh nghiệp thuỷ sản, với sản phẩm chủ lực là cá tra. Những năm gần đây, Sao Mai lấn sân mảng bất động sản, năng lượng… Hiện Sao Mai đang sở hữu quỹ đất hơn 200 ha, tương đương 1.000 tỷ đồng đã thực hiện xong thủ tục giải tỏa đền bù.
Năm 2020, trong khi hàng ngàn doanh nghiệp chịu tác động kép từ dịch bệnh, thiên tai, Sao Mai vẫn cán đích lợi nhuận nhờ thành công từ điện mặt trời.
Mô hình '3 trong 1' tại nhà máy điện mặt trời Sao Mai |
Nhà máy điện mặt trời Sao Mai tại Tịnh Biên - An Giang, công suất 210MWp với tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng, là một dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển năng lượng sạch của Tập đoàn. Sau đại dịch nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì với mảng điện mặt trời, ASM cầm chắc có thêm 1.000 tỷ doanh thu. Từ năm 2021 các nhà máy của ASM sẽ đóng góp gần 400 triệu kWh mỗi năm cho lưới điện quốc gia góp phần củng cố cho mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững.
Ngày 15/5/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Với mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Quy hoạch điện VII nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050. Đáng chú ý, Quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Nguồn điện này sẽ đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030. Mục tiêu là hướng tới đạt tỉ lệ năng lượng tái tạo 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP). Định hướng đến năm 2050, tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.
Bên cạnh đó, các nội dung của Quy hoạch điện VIII hướng đến khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư các dự án điện. Cụ thể, các giải pháp tạo nguồn vốn và huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện tại Quy hoạch điện VIII bao gồm đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển điện lực, đảm bảo quốc phòng, an ninh và cạnh tranh trong thị trường điện. Tăng cường kêu gọi, sử dụng có hiệu quả các cam kết hỗ trợ của quốc tế (JETP, AZEC…), các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh... Từ quy hoạch này, các doanh nghiệp trong mảng năng lượng tái tạo nói chung trong đó có ASM được đánh giá sẽ hưởng lợi.
ASM hồi phục từ đáy quý 4/2022 |