Một 'điều khoản' khiến nhân viên bị Lazada sa thải không được làm cho Shopee, Grab, TikTok

19-01-2024 13:19|Mai Chi

Các nhân viên bị Lazada sa thải cũng không được làm việc tại các hãng bán lẻ như NTUC FairPrice, Giant hay Amazon và những công ty trong mảng logistics như J&T, SF, Kerry và NinjaVan.

Kênh truyền hình Channel NewsAsia (CNA) thông tin, các nhân viên bị Lazada sa thải hiện đang khá bức xúc do không được chuyển sang làm cho Shopee, Grab, Tiktok... vì ràng buộc điều khoản không thể làm việc cho đối thủ trong hợp đồng lao động.

Đặc biệt, ngoài các đối thủ chính như Sea (Shopee), Grab, Tiktok và Goto thì danh sách không được chuyển sang làm việc sau khi bị sa thải của Lazada còn có các hãng bán lẻ như NTUC FairPrice, Giant hay Amazon. Ngoài ra, những công ty trong mảng logistics cũng thuộc danh sách này như J&T, SF, Kerry và NinjaVan.

Nếu vi phạm các điều khoản này thì những cựu nhân viên của Lazada sẽ bị hủy bỏ toàn bộ số cổ phiếu thưởng từ trước đến nay.

Trong khi đó, những nhân viên bị sa thải sẽ chỉ được nhận số tiền hỗ trợ là mức lương 2 tuần cho mỗi năm làm việc. Còn số cổ phiếu thưởng thì không được giao dịch, chưa sinh ra lợi nhuận cho đến khi hãng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Một 'điều khoản' khiến nhân viên bị Lazada sa thải không được làm cho Shopee, Grab, TikTok
Trụ sở chính của Lazada đặt tại Downtown Core, Singapore

>> Lazada ‘có biến’, sa thải loạt nhân sự tại 6 nước, lao động Việt ‘ngồi trên đống lửa’

Phần thưởng biến thành điều kiện ràng buộc

Thông thường, những cổ phiếu thưởng theo diện hạn chế (RSU) này là những phần tương đương tiền thưởng nhưng bằng cổ phiếu cho các nhân viên kinh doanh tốt.

Tuy nhiên, chúng sẽ đi kèm với các điều kiện ràng buộc và trong trường hợp của Lazada là quy định không được chuyển sang làm cho công ty đối thủ sau khi bị sa thải.

Các cổ phiếu thưởng của Lazada được gửi trong quỹ tín thác của hãng nên nếu cựu nhân viên vi phạm thỏa thuận, chuyển sang làm việc cho danh sách các hãng đối thủ thì toàn bộ số cổ phiếu thưởng sẽ bị huỷ bỏ. Khi các nhân viên hỏi liệu công ty có mua lại cổ phiếu thưởng này không thì được Lazada trả lời là phải đợi đến khi hãng IPO thì mới có khả năng này.

Theo CNA, vì Lazada chưa có lợi nhuận trong kinh doanh nên những cổ phiếu thưởng này cũng chẳng có cổ tức, đồng thời không thể giao dịch kiếm lợi nhuận trên sàn chứng khoán do chưa IPO.

Hậu quả là những cổ phiếu này trở thành "tờ giấy hẹn" cho các nhân viên về một khoản lợi nhuận chẳng biết bao giờ có trong tương lai.

Trên thực tế việc đưa cổ phiếu thưởng thay vì trả thưởng bằng tiền mặt không có gì lạ. Chính Elon Musk cũng áp dụng cách này trong Tesla, SpaceX hay mới đây nhất là Twitter-X để kích thích nhân viên làm việc mà không cần tốn quá nhiều tiền thưởng. Nói cho cùng thì các cổ phiếu cũng chỉ là "tờ giấy hẹn" lợi ích cho tương lai.

Tuy nhiên trong khi Tesla kinh doanh có lãi và cổ phiếu thưởng được hiện thực hóa lợi nhuận thì tình hình của Lazada lại khá bết bát.

Theo chuyên gia Chooi Jing Yen của Eugene Thuraiseam, việc đưa ra một thông báo ngắn và bồi thường nhân viên thay cho thông báo sớm trước khi sa thải là không trái với luật pháp. Nhưng động thái này thường bị lên án vì “không quan tâm đến cảm xúc của nhân viên”.

>> Được Alibaba rót 600 triệu USD, Lazada vẫn gây sốc khi cắt giảm nhân sự khắp Đông Nam Á

Lazada ‘có biến’, sa thải loạt nhân sự tại 6 nước, lao động Việt ‘ngồi trên đống lửa’

Được Alibaba rót 600 triệu USD, Lazada vẫn gây sốc khi cắt giảm nhân sự khắp Đông Nam Á

Cuộc chiến thị phần thương mại điện tử giữa TikTok Shop và Lazada, ai thắng?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-dieu-khoan-khien-nhan-vien-bi-lazada-sa-thai-khong-duoc-lam-cho-shopee-grab-tiktok-220480.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Một 'điều khoản' khiến nhân viên bị Lazada sa thải không được làm cho Shopee, Grab, TikTok
POWERED BY ONECMS & INTECH