Một doanh nghiệp non trẻ tham vọng thực hiện dự án khu đô thị gần 8.000 tại thành phố có tên dài nhất Việt Nam
Công ty này được thành lập vào tháng 1/2019, có trụ sở tại Hà Nội
Theo kết quả công bố mới đây của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, CTCP Đầu tư Phát triển Cyoung Việt Nam là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Tây Bắc, TP. Phan Rang - Tháp Chàm.
Dự án Khu đô thị mới Tây Bắc có diện tích sử dụng đất hơn 91ha thuộc địa phận xã Thành Hải và phường Phước Mỹ. Khu đất này hiện bao gồm hơn 54ha đất trồng lúa, gần 5ha đất ở, hơn 7ha đất trồng cây lâu năm, 11ha đất trồng cây hàng năm, gần 4ha đất giao thông; phần còn lại là đất nghĩa trang, đất thủy lợi, và đất nuôi trồng thủy sản.
Tổng chi phí sơ bộ để thực hiện dự án này ước tính hơn 7.750 tỷ đồng, chưa kể chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 603 tỷ đồng.
Dự án được kỳ vọng sẽ hình thành một khu đô thị cửa ngõ, kết nối với TP. Nha Trang về phía Bắc qua trục đường Quốc lộ 1, đồng thời tạo động lực phát triển cho khu vực phía Tây Bắc của thành phố, với kết nối trực tiếp đến cao nguyên Lâm Viên và Đà Lạt qua trục Quốc lộ 27.
>> Lộ diện nhà đầu tư muốn thực hiện khu đô thị hơn 11.000 tỷ đồng tại thành phố trẻ nhất Việt Nam
Về CTCP Đầu tư Phát triển Cyoung Việt Nam, công ty này được thành lập vào tháng 1/2019, có trụ sở tại Hà Nội, với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Ba cổ đông sáng lập gồm: Phương Mạnh Cường (75%), Lê Thị Trang (15%), và Nguyễn Hải Long (10%).
Đến tháng 10/2020, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 240 tỷ đồng. Qua ba lần tăng vốn, đến tháng 6/2023, vốn điều lệ của Cyoung Việt Nam đã đạt 1.600 tỷ đồng. Hiện tại, ông Nguyễn Xuân Hải là Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty.
TP. Phan Rang - Tháp Chàm có tổng diện tích lập quy hoạch là 10.054ha; dân số khoảng 320.000 người (đến năm 2040). Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 7.918ha, trong đó diện tích đất xây dựng đô thị là 7.212ha, còn lại là đất nông nghiệp và chức năng khác.
Theo Đồ án, TP. Phan Rang - Tháp Chàm được xác định tính chất phát triển là đô thị hỗn hợp, đa dạng, lấy du lịch làm động lực phát triển, hướng tới đô thị thông minh, đô thị du lịch, đô thị biển, đô thị xanh và hướng đến hình thành đô thị loại I trong tương lai. Tầm nhìn là “Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trở thành một đô thị cân bằng độc đáo”.
Phan Rang - Tháp Chàm cũng là thành phố có tên dài nhất Việt Nam.
>> Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sắp lên TP trực thuộc Trung ương chuẩn bị sáp nhập 3 phường ‘cổ’
Thanh Hóa ra ‘tối hậu thư’ cho dự án khu đô thị nghìn tỷ trên ‘đất vàng’
Lộ diện nhà đầu tư muốn thực hiện khu đô thị hơn 11.000 tỷ đồng tại thành phố trẻ nhất Việt Nam