Vĩ mô

Một mặt hàng của Việt Nam được quốc tế săn đón, Mỹ là khách hàng lớn nhất: Lo ngại trước chính sách thuế quan

Phúc Lam 12/02/2025 21:26

Đầu tháng 2/2025, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế quan lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc, Canada và Mexico.

Sắc lệnh do ông Trump ký áp thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quốc và 25% đối với hàng hóa từ Canada, Mexico.

Ngay sau đó, Canada và Mexico đã tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ và tạm thời được miễn trừ thuế nhập khẩu trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, mức thuế và thời hạn áp dụng vẫn được giữ nguyên. Điều này dẫn tới việc quốc gia này áp thuế trả đũa và hạn chế xuất khẩu nhiều loại khoáng sản quan trọng sang Mỹ.

Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quyết định này của ông Trump dự kiến ảnh hưởng đến giá cá ngừ đóng hộp tại Mỹ. Sức mua của người tiêu dùng Mỹ có thể bị ảnh hưởng vì các nhà bán lẻ có thể phải tăng giá sản phẩm.

Bà Hà cho biết, trước tình hình trên, các doanh nghiệp đang rất lo ngại về những chính sách thương mại, đặc biệt là các mức thuế quan mà chính quyền Trump có thể áp dụng với các quốc gia đang có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Donald Trump đã cho tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng cá ngừ nhập khẩu từ Trung Quốc lên 10% và năm 2019 là lên 25%.

>>Mỹ siết thuế thép: Doanh nghiệp Việt thích ứng ra sao?

Một mặt hàng của Việt Nam được quốc tế săn đón, Mỹ là khách hàng lớn nhất: Lo ngại trước chính sách thuế quan
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 989 triệu USD - Ảnh: Internet

Năm 2024, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã đạt được những thành tích ấn tượng với kim ngạch xuất khẩu đạt 989 triệu USD, so với năm 2023 tăng 17%.

Trong năm 2024, Mỹ tiếp tục là khách hàng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 388 triệu USD, so với năm trước tăng 19%. Ở vị trí thứ 2 là Israel với hơn 65 triệu USD, so với năm trước tăng 30%.

Đặc biệt, xuất khẩu thịt/loin cá ngừ đông lạnh của Việt Nam sang Mỹ có xu hướng tăng trưởng liên tục trong năm 2024. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp lại không ổn định và có xu hướng giảm, đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối năm.

Chia sẻ trên VnEconomy, ông Phạm Quang Vinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam là một vấn đề tương hỗ khách quan. Nếu Mỹ hạn chế Trung Quốc thì đương nhiên sẽ phải tăng nhập khẩu từ các nước khác, trong đó Việt Nam là một quốc gia có lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, ông Vinh cho biết, cách đánh thuế của ông Trump được tạo ra không chỉ để cải thiện thâm hụt thương mại mà còn là công cụ giải quyết tranh chấp và vấn đề lớn với quốc gia khác. Tuy nhiên, Việt Nam trong quan hệ với Mỹ không có vấn đề căn bản lớn về kinh tế, thương mại hay công nghệ.

Ông Vinh cho rằng, tuy không thể loại trừ việc Tổng thống Trump có thể áp thuế lên một số mặt hàng như thép hoặc kẽm của Việt Nam, rủi ro áp thuế lên toàn bộ nền kinh tế là khá thấp.

>>HSBC: Việt Nam là quốc gia đối diện với rủi ro thuế quan cao nhất ASEAN

HSBC: Việt Nam là quốc gia đối diện với rủi ro thuế quan cao nhất ASEAN

Trump 2.0 và cơn bão thuế quan: Thị trường ngoại hối toàn cầu sắp chao đảo?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-mat-hang-cua-viet-nam-duoc-quoc-te-san-don-my-la-khach-hang-lon-nhat-lo-ngai-truoc-chinh-sach-thue-quan-276066.html
Bài liên quan
  • Trump 2.0 và chiến lược thương mại Mỹ: Cơ hội vàng hay ‘bão’ thuế quan cho Việt Nam?
    Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống đang đặt ra nhiều dấu hỏi về chiến lược thương mại của Mỹ và tác động đối với các quốc gia đối tác. Với Việt Nam, viễn cảnh Trump 2.0 vừa mở ra cơ hội, vừa đặt ra nhiều thách thức khi nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
  • Thách thức lớn nhất của Việt Nam trong thời ‘Trump 2.0’ là thuế quan
    Đưa ra dự báo về tình hình nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2 của ông Trump, ông Suan Teck Kin, Chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Khối nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore), thời kỳ “Trump 2.0” sẽ là một giai đoạn quan trọng, khi nền kinh tế toàn cầu có thể chứng kiến nhiều thay đổi đáng kể.
  • Chính sách thuế quan 'Trump 2.0': Sức ép hay cơ hội cho kinh tế toàn cầu?
    Chính sách thuế quan mà Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ áp dụng trong nhiệm kỳ thứ hai có thể tạo ra những biến động mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu. Liệu đây là thử thách nặng nề hay cơ hội để các quốc gia tái cấu trúc chiến lược phát triển của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng thay đổi?
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một mặt hàng của Việt Nam được quốc tế săn đón, Mỹ là khách hàng lớn nhất: Lo ngại trước chính sách thuế quan
    POWERED BY ONECMS & INTECH