Một 'siêu cầu' 16.000 tỷ hoàn thành, người dân 3 quận Thủ đô chỉ mất chục phút tới sân bay

16-04-2024 04:29|Ngọc Trà

Dự kiến, dự án chạy dọc sân bay Gia Lâm và sau khi hoàn thành, rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển vào nội thành.

Theo Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cầu/hầm Trần Hưng Đạo nằm trong 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng sẽ được xây dựng khu vực Hà Nội.

Trong đó, dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo gây ấn tượng mạnh với người dân ngay từ khi thông tin dự án bị "rò rỉ". Chiều dài toàn tuyến khoảng 5,6km, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe đạp, 2 làn đi bộ, tốc độ thiết kế 80km/h. Ngoài ra, chiếc cầu này còn được ghi nhận là cầu đầu tiên thiết kế hai đầu cầu có công viên và đài vọng cảnh cho người dân ngắm cảnh...

Empty

Vị trí xây dựng "siêu" cầu Trần Hưng Đạo.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo nằm trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm (gồm Phan Chu Trinh và Chương Dương), quận Hai Bà Trưng (phường Bạch Đằng) và quận Long Biên (các phường Long Biên, Bồ Đề và Gia Thụy).

Cầu Trần Hưng Đạo sẽ nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Phía Nam cầu kết nối vào đường Trần Hưng Đạo tại điểm giáp ranh hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Ở phía Bắc, cầu đi qua bãi sông Hồng, tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (Quốc lộ 5A). Vì vậy, người dân có thể tiếp cận với khu vựcsân bay Gia Lâm nằm trên tuyến đường này chỉ vài chục phút.

cầu trần hưng đạo (1)

Đường nối cầu Trần Hưng Đạo tới đường Nguyễn Văn Linh, qua sân bay Gia Lâm.

Cầu Trần Hưng Đạo được triển khai theo hai dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 - bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa bàn 3 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Long Biên. Giai đoạn này sử dụng vốn đầu tư công.

Dự án thành phần 2 gồm đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo và đường dẫn hai đầu cầu; đầu tư xây dựng tuyến đường từ nút giao Cổ Linh đến điểm cuối dự án tại phố Vũ Đức Thận (phường Gia Thụy, quận Long Biên). Dự án triển khai theo hình thức hợp đồng PPP (đối tác công - tư), loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tỉ lệ sử dụng 50% vốn ngân sách địa phương và đưa vào danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố.

Empty

Cầu Trần Hưng Đạo dự kiến có đài vọng cảnh và công viên danh cho người dân ngắm cảnh.

Đã có nhiều phương án thiết kế được đưa ra, cuối cùng TP. Hà Nội đã chốt theo phương án, cầu Trần Hưng Đạo có dạng cầu vòm thép, mang ý nghĩa "Hà Nội không giới hạn". Thiết kế này được lấy cảm hứng từ sự giao thoa giữa Hà Nội cổ kính và hiện đại hai bên bờ sông Hồng thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu, tạo nên những vòng kết nối vô tận.

Empty

Trần Hưng Đạo sẽ rút ngắn thời gian di chuyển vào nội thành.

Cầu Trần Hưng Đạo có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.374 tỷ đồng, chủ đầu tư là Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng Công trình Giao thông Hà Nội. Cầu dự kiến được khởi công trong năm 2025, cơ bản hoàn thành sau 2 năm giúp kết nối hai bên bờ sông Hồng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

>> Hà Nội ra 'tối hậu thư' xác định lại giá đối với 10 dự án điểm trên địa bàn

Cây cầu hơn 5.000 tỷ đồng, là biểu tượng giữa Việt - Nhật: Từng lọt top 10 cầu có nhịp dây văng dài nhất thế giới

Hà Nội sắp khởi công cây cầu biểu tượng tứ rồng 20.000 tỷ, chuyên gia Mỹ tư vấn thiết kế nối 2 quận 2 bờ sông

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/mot-sieu-cau-16000-ty-hoan-thanh-nguoi-dan-3-quan-thu-do-chi-mat-chuc-phut-toi-san-bay-d120528.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một 'siêu cầu' 16.000 tỷ hoàn thành, người dân 3 quận Thủ đô chỉ mất chục phút tới sân bay
    POWERED BY ONECMS & INTECH