Doanh nghiệp

Một thành phố của Việt Nam sẽ là trung tâm kinh tế châu Á, đô thị toàn cầu với chất lượng sống cao

Giai Nhi 15/08/2024 - 09:05

Trong tương lai, tăng trưởng kinh tế của thành phố này đạt 8,5-9%, GRDP đầu người đạt 14.800-15.400 USD...

Ủy ban nhân dân TP. HCM vừa trình Bộ Xây dựng Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Đồ án, quy hoạch định hướng phát triển không gian TP. HCM theo hướng bền vững, lấy cảnh quan sinh thái làm trung tâm. Đô thị này sẽ là điểm đến hấp dẫn, cung cấp không gian sống và làm việc cho lao động trình độ cao và doanh nhân, đồng thời tạo ra các trung tâm sản xuất - kinh doanh hiện đại kết nối với hệ thống giao thông vùng và cửa ngõ quốc tế.

Mục tiêu đến năm 2030 là xây dựng TP. HCM trở thành thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước và hội nhập quốc tế sâu rộng. Đến năm 2045, TP. HCM sẽ phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á. Đến năm 2050, TP. HCM sẽ trở thành đô thị toàn cầu, bền vững với chất lượng sống cao, là hạt nhân của vùng Đông Nam Bộ và cực tăng trưởng của cả nước.

>> Đầu tư gần 5.000 tỷ đồng xây cầu Thủ Thiêm 4

TPHCM bao nhiêu mét vuông? – Chi tiết 24 quận huyện
TP HCM sẽ là đô thị toàn cầu

Quy hoạch cũng đặt ra các chỉ tiêu đến năm 2030, tăng trưởng kinh tế đạt 8,5-9%, GRDP đầu người đạt 14.800-15.400 USD, tỷ trọng kinh tế số chiếm 40% GRDP. Hệ thống đô thị của TP. HCM sẽ bao gồm khu vực đô thị trung tâm và 6 đô thị trực thuộc, trong đó, thành phố Thủ Đức là đô thị loại I.

TP. HCM sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm gắn với không gian sinh thái, bao gồm phân vùng đô thị trung tâm và 4 phân vùng đô thị: phía Đông, phía Tây, phía Nam, và phía Bắc. Mỗi vùng đô thị sẽ đa chức năng, đáp ứng nhu cầu việc làm và môi trường sống chất lượng cao, đồng thời đóng vai trò trung tâm vùng, quốc gia và quốc tế.

- Phân vùng đô thị trung tâm: Hành chính, thương mại, dịch vụ, kinh tế tri thức, dự báo quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 4,3 triệu người.

- Phân vùng đô thị phía Đông (Thành phố Thủ Đức): Đô thị sáng tạo, giáo dục, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính, y tế, du lịch sinh thái, dự báo dân số khoảng 2,2 triệu người.

- Phân vùng đô thị phía Bắc: Dịch vụ giải trí, văn hóa, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, dự báo dân số khoảng 4,5 triệu người.

- Phân vùng đô thị phía Tây: Đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại, y sinh hóa dược, giáo dục, dự báo dân số khoảng 2,4 triệu người.

- Phân vùng đô thị phía Nam: Đô thị công nghệ cao, sinh thái nước, kinh tế tri thức, văn hóa nghệ thuật, logistics, dự báo dân số khoảng 3,1 triệu người.

>> Nhật Bản sẽ phối hợp đào tạo nguồn nhân lực AI, bán dẫn cho Việt Nam

Tỉnh nhỏ miền Bắc sắp có khu kinh tế chuyên biệt 5.300ha: 18 xã hưởng lợi

Thủ phủ công nghiệp Bình Dương xây chiến lược hút vốn đầu tư bằng nông nghiệp công nghệ cao

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-thanh-pho-cua-viet-nam-se-la-trung-tam-kinh-te-chau-a-do-thi-toan-cau-voi-chat-luong-song-cao-245421.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Một thành phố của Việt Nam sẽ là trung tâm kinh tế châu Á, đô thị toàn cầu với chất lượng sống cao
POWERED BY ONECMS & INTECH