Một trong những thành phố lớn nhất thế giới đang chìm dần: Chính phủ vào cuộc, đầu tư 35 tỷ USD, huy động hơn 200.000 công nhân cho thủ đô mới

01-05-2024 10:45|Quỳnh Vân

Cuộc khủng hoảng khí hậu khiến Jakarta có nguy cơ bị chìm do mực nước biển dâng cao, buộc Chính phủ Indonesia phải chuyển thủ đô đến thành phố mới Nusantara.

Jakarta, nằm trên bờ biển phía Tây Bắc Java ở cửa sông Ciliwung, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Indonesia.

Đây là nơi sinh sống của khoảng 10,6 triệu người và 30 triệu người ở khu vực đô thị. Khu vực cũng đối mặt với nguy cơ bị chìm xuống nhanh chóng, với khoảng 40% diện tích hiện nằm dưới mực nước biển.

Một trong những thành phố lớn nhất thế giới đang chìm dần: Chính phủ vào cuộc, đầu tư 35 tỷ USD, huy động hơn 200.000 công nhân cho thủ đô mới
Jakarta đang có nguy cơ chìm dần. Ảnh: Getty Images

Theo Business Insider, Chính phủ Indonesia có kế hoạch chuyển thủ đô đến Nusantara - một thành phố mới đang được xây dựng trên bờ biển phía Đông của Borneo, cách Jakarta khoảng 1.400km về phía Bắc.

Dự án ước tính tiêu tốn khoảng 35 tỷ USD và phải đến năm 2045 mới hoàn thành. Tuy nhiên, khoảng 6.000 nhân viên Chính phủ dự kiến sẽ chuyển đến đó kịp thời cho lễ nhậm chức của Tổng thống tiếp theo vào tháng 10/2024.

Đây là lần đầu tiên cuộc khủng hoảng khí hậu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi thủ đô của một quốc gia. Trong những năm gần đây, mực nước biển dâng cao đã khiến Jakarta trở thành siêu đô thị chìm nhanh nhất thế giới, khiến Chính phủ Indonesia quyết định di dời thủ đô.

Một trong những thành phố lớn nhất thế giới đang chìm dần: Chính phủ vào cuộc, đầu tư 35 tỷ USD, huy động hơn 200.000 công nhân cho thủ đô mới
Việc xây dựng thành phố mới đang được tiến hành ở Nusantara. Ảnh: BI

Một khởi đầu mới

Vào tháng 8/2019, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã phê duyệt kế hoạch chuyển thủ đô từ Jakarta đến Nusantara.

Địa điểm ở Đông Kalimantan được chọn vì nó gần biển và nguy cơ xảy ra động đất, sóng thần hoặc phun trào núi lửa tương đối thấp, theo BI.

Các chuyên gia môi trường cho hay, việc khai thác nước ngầm quá mức góp phần khiến tỷ lệ sụt lún lên tới 15cm mỗi năm và 40% diện tích thành phố hiện nằm dưới mực nước biển.

Họ cảnh báo rằng 1/3 Jakarta có thể bị nhấn chìm vào năm 2050 nếu tình trạng sụt lún tiếp tục diễn ra với tốc độ hiện tại. Chính phủ Indonesia cũng đang chi hàng chục tỷ USD cho các biện pháp nhằm ngăn chặn lũ lụt ở Jakarta.

Một trong những thành phố lớn nhất thế giới đang chìm dần: Chính phủ vào cuộc, đầu tư 35 tỷ USD, huy động hơn 200.000 công nhân cho thủ đô mới
Một nhà thờ ở Jakarta bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao. Ảnh: BI

Dự án Nusantara

Được biết Nusantara nằm trên Borneo, một trong những hòn đảo lớn nhất thế giới. Hòn đảo sở hữu những khu rừng nhiệt đới có tuổi đời lên đến 140 triệu năm, và là nơi sinh sống của các loài động vật bản địa có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm cả đười ươi Borneo.

Khoảng 3/4 diện tích hòn đảo là lãnh thổ của Indonesia, phần còn lại được phân chia giữa Malaysia và Brunei. Borneo có tổng dân số khoảng 23 triệu người.

Vào tháng 7/2022, Tổng thống Widodo cử khoảng 100.000 công nhân để bắt đầu xây dựng Nusantara và kể từ đó, số lượng công nhân đã tăng lên từ 150.000 đến 200.000 người.

Ngoài ra, một mạng lưới đường sá cũng được phát triển trong rừng từ năm 2022 để phục vụ cho việc xây dựng các cơ sở Chính phủ và nhà ở người dân. Theo trang web của dự án, dân số ban đầu dự kiến vào khoảng 500.000 người.

Một trong những thành phố lớn nhất thế giới đang chìm dần: Chính phủ vào cuộc, đầu tư 35 tỷ USD, huy động hơn 200.000 công nhân cho thủ đô mới
Chính phủ Indonesia cam kết xanh hóa thành phố 100%. Ảnh: BI

Các nhà hoạch định chính sách tuyên bố rằng Nusantara sẽ là một đô thị "xanh và có thể đi bộ", được cung cấp hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo vào năm 2045.

Dự án sẽ bao gồm một nhà máy năng lượng mặt trời công suất 50MW với mục tiêu là chỉ cho phép sử dụng các phương tiện chạy bằng điện vào cuối thập kỷ này.

BI đưa tin, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và Thái tử của Abu Dhabi, Mohammed bin Zayed Al Nahya, đều có tên trong ban chỉ đạo của Nusantara. Vào tháng 10 năm ngoái, Viện Tony Blair đã ký thỏa thuận xây dựng một trung tâm nghiên cứu ở thủ đô mới.

Tuy nhiên, trong khi thành phố này ước tính có chi phí khoảng 35 tỷ USD, Chính phủ Indonesia chỉ cam kết cung cấp khoảng 20% nguồn vốn và đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Vào tháng 3/2022, SoftBank của Nhật Bản đã rút vốn đầu tư khỏi vào dự án.

>> Sốc: Những thành phố giàu nhất của Mỹ đều đang chìm dần, nhiều 'khu rừng ma' mọc lên dọc theo bờ biển Đại Tây Dương

Những thành phố đang chìm có thể biến mất khỏi bản đồ thế giới trong 6 năm nữa, bất ngờ nhiều cái tên đến từ châu Á

Hạn hán khiến khu định cư Philippines chìm dưới nước tái xuất hiện

Ngôi nhà triệu USD của 'ông trùm' đầu tư đang chìm xuống biển, chính quyền phát lệnh buộc phá dỡ khẩn cấp

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-trong-nhung-thanh-pho-lon-nhat-the-gioi-dang-chim-dan-chinh-phu-vao-cuoc-dau-tu-35-ty-usd-huy-dong-hon-200000-cong-nhan-cho-thu-do-moi-232993.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Một trong những thành phố lớn nhất thế giới đang chìm dần: Chính phủ vào cuộc, đầu tư 35 tỷ USD, huy động hơn 200.000 công nhân cho thủ đô mới
POWERED BY ONECMS & INTECH