"Ngỡ ngàng" công trình xuyên núi hơn 7 tỷ USD nối liền hai dòng sông ở Trung Quốc

21-07-2023 08:02|Mộc Hương

Đây là dự án bảo tồn nước lớn nhất tại tỉnh Thiểm Tây, với mức chi phí khủng lên tới 7,2 tỷ USD, tương đương hơn 170 nghìn tỷ đồng, bắt đầu xây dựng năm 2011.

Theo Đài China Global Television Network, vào ngày 16/7 vừa qua, siêu dự án dẫn nước 7,2 tỷ USD tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, phía tây bắc Trung Quốc đã chính thức hoạt động thử nghiệm sau hơn 1 thập kỷ xây dựng.

Cơ quan thủy lợi tỉnh Thiểm Tây cho hay, người dân Trung Quốc đã đào hầm xuyên qua đường hầm bên dưới dãy núi Tần Lĩnh bắt đầu dẫn nước từ sông Hán Giang - nhánh lớn nhất của sông Dương Tử - đến sông Vị Hà - nhánh của sông Hoàng Hà.

Dự án này giúp đưa nước từ nhánh của 2 con sông lớn nhất Trung Quốc nằm ở khu vực phía nam Thiểm Tây dồi dào nước đi lên phía bắc tới 4 vùng đô thị đông dân cư ở ven sông Vị Hà - một trong những địa phương chịu hạn hán nặng nhất ở vùng tây bắc Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, siêu dự án dẫn nước này là một trong những dự án kỹ thuật có tính thách thức lớn nhất tại Trung Quốc ở thời điểm hiện tại. Bước đầu dự án, đội ngũ nhân lực cần phải đào đường hầm dài lên tới 98,3 km chạy từ nam sang bắc, bên dưới dãy núi Tần Lĩnh tại Thiểm Tây. Dãy núi này là ranh giới tự nhiên giữa miền bắc và miền nam của Trung Quốc.

Đặc biệt, họ cũng phải làm việc ở môi trường vô cùng khắc nghiệt ở độ sâu 2km dưới lòng đất. Không chỉ vậy họ cần chịu đựng nhiệt độ và độ ẩm cao. Đội ngũ xây dựng luôn phải đối mặt với nguy hiểm cận kề của địa chất khắc nghiệt như đá cứng hiểm trở, các dòng nước ngầm chảy siết gây tình huống đá lở.

Chúng tôi đã dùng máy móc kết hợp kỹ thuật khoan nổ mìn để phá đường hầm dài hơn 90 km. Quá trình thực sự rất gian nan. Chúng tôi trải qua hầu hết các biến động của địa chất, bao gồm thi công ở nhiệt độ cao gây khó chịu, đất đá cứng vô cùng hiểm trở, nhiều địa hình cao, thậm chí gặp những dòng nước lớn, chảy siết và sạt lở”, Ông Chen Zuyu – chuyên gia tại Viện Khoa học Trung Quốc từng chia sẻ với Đài phát thanh - truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG).

Công nhân làm trong môi trường khắc nghiệt.

Việc hoàn thành đường hầm này là một minh chứng cho thấy Trung Quốc đã áp dụng thành công công nghệ tiên tiến cũng như sự kiên trì đáng khen ngợi của đội ngũ xây dựng. Đồng thời, đây là một dự án rất lớn, tiêu tốn nhiều công sức, tiền bạc và gặp nhiều khó khăn ngoài sức tưởng tượng, ông Chen cho biết thêm.

Đây là dự án bảo tồn nước lớn nhất tại tỉnh Thiểm Tây, với mức chi phí khủng lên tới 7,2 tỷ USD, tương đương hơn 170 nghìn tỷ đồng, bắt đầu xây dựng năm 2011. Cho đến nay, dự án đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên nối 2 con sông thông qua các đường hầm. Giai đoạn thứ hai và thứ ba của dự án nhằm đưa nước đến những nơi khác ở trung tâm Thiểm Tây vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ tiến đến mục tiêu đưa nước từ sông Hán Giang đến Tây An, Hàm Dương, Dương Lăng ở trung tâm Thiểm Tây để sử dụng cho cả khu dân cư và công nghiệp. Toàn bộ dự án cuối cùng sẽ có diện tích lên tới 14.000 mét vuông và mang lại lợi ích cho khoảng 14,11 triệu người dân. Dự án được kỳ vọng sẽ tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên nước ở Thiểm Tây và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội khu vực.

Zheng Weiguo - Giám đốc Sở Thủy lợi tỉnh Thiểm Tây cho biết: "Dự án này có ý nghĩa sâu rộng. Nó sẽ chấm dứt cơn khát ở phía bắc Thiểm Tây, nuôi dưỡng miền trung Thiểm Tây và thúc đẩy sự phát triển xanh của phía nam Thiểm Tây".

Không chỉ có riêng dự án dẫn nước sông Hán Giang - Vị Hà lần này, trước đó Trung Quốc đã xây dựng nhiều dự án tương tự, thậm chí siêu khủng.

Theo thông tin trên Tân Hoa Xã, Trung Quốc từng xây dựng một siêu dự án dẫn nước khác từ sông Dương Tử đến sông Hoài. Dự án đặc biệt này bắt đầu được khởi công xây dựng vào năm 2016 và đi vào vận hành thử nghiệm vào cuối năm 2022 với sự tham gia của hơn 20.000 công nhân.

Tổng chiều dài lên tới 723 km, dự án dẫn nước này có thể cung cấp nước cho 15 thành phố ở tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc và tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc. Dự án sẽ mang lại lợi ích cho hơn 50 triệu người. Không chỉ dùng cho mục đích cấp nước và phát triển vận tải, dự án dẫn nước này cũng phục vụ cho tưới tiêu và giúp cải thiện môi trường sinh thái của dòng sông Hoài và hồ Sào.

Lộ diện quốc gia châu Á là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, siêu cường Trung Quốc, Anh chỉ theo sau

Nvidia tuyển dụng hàng trăm nhân sự tại láng giềng Việt Nam để phát triển xe tự lái

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ngo-ngang-cong-trinh-xuyen-nui-hon-7-ty-usd-noi-lien-hai-dong-song-o-trung-quoc-193181.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    "Ngỡ ngàng" công trình xuyên núi hơn 7 tỷ USD nối liền hai dòng sông ở Trung Quốc
    POWERED BY ONECMS & INTECH