Ngôi đình cổ nhất phương Nam tọa lạc trên khu đất rộng 1.500m2, được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia

26-02-2024 13:39|Nhật Linh

Xa xưa khu đất đình rộng hơn 5.000m2, theo năm tháng diện tích thu hẹp dần, bây giờ khuôn viên đình còn khoảng 1.500m2.

Đình thần Thông Tây Hội nằm ở phường 11, quận Gò Vấp, TP. HCM từ lâu đã nổi tiếng là ngôi đình lâu đời nhất không chỉ ở Sài thành mà cả vùng đất phương Nam.

Theo các cao niên thuộc Ban Quản lý Di tích đình Thông Tây Hội và các tài liệu ghi chép, đình cổ Thông Tây Hội được lập từ năm 1679, thời điểm phủ Gia Định còn chưa được thành lập. Đó là lúc mà nhóm người gốc vùng Nghệ An, Hà Tĩnh vừa định cư trên vùng đất Gò Vấp ngày nay. Việc lập đình trên vùng đất mới lúc bấy giờ như là một tập quán về sinh hoạt văn hóa của của tiền nhân, một sự nhắc nhớ nguồn cội, vọng cố hương.

Đình thần Thông Tây Hội từ lâu đã nổi tiếng là ngôi đình lâu đời nhất không chỉ ở Sài thành mà cả vùng đất phương Nam

Đình thần Thông Tây Hội từ lâu đã nổi tiếng là ngôi đình lâu đời nhất không chỉ ở Sài thành mà cả vùng đất phương Nam

Ban đầu, ngôi đình đầu tiên của làng được dựng bằng tre, vách lá và nằm cách ngôi đình hiện tại 800m về phía nam. Ngôi đình thứ hai được làm bằng gỗ lợp ngói, nhỏ và đơn giản, nằm tại vị trí ngôi đình hiện tại. Chỗ ấy xưa kia được cho là một vùng đồi gò khá cao, diện tích rộng, cây cối um tùm, thú rừng rình rập. Bù lại đất đai màu mỡ, thuận lợi để hình thành nên những thôn, làng…, vị trí nằm bên hữu ngạn sông Sài Gòn, tiện cho giao thông đường thủy.

Đến năm 1883, trải qua nhiều lần dân làng góp công góp sức xây dựng, tu bổ, đình Thông Tây Hội mới có được kiến trúc hoàn chỉnh như hiện nay

Đến năm 1883, trải qua nhiều lần dân làng góp công góp sức xây dựng, tu bổ, đình Thông Tây Hội mới có được kiến trúc hoàn chỉnh như hiện nay

Đến năm 1883, trải qua nhiều lần dân làng góp công góp sức xây dựng, tu bổ, đình Thông Tây Hội mới có được kiến trúc hoàn chỉnh như hiện nay. Nguồn gốc tên gọi của đình, trước năm 1944 có tên là đình làng Hạnh Thông Tây.

Làng Hạnh Thông Tây vốn được tách ra từ làng Hạnh Thông – một trong những làng ra đời từ rất sớm – 1698, thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Cái tên đình Thông Tây Hội ra đời năm 1944, khi hai làng Hạnh Thông Tây và An Hội nhập làm một.

Xa xưa khu đất đình rộng hơn 5.000m2, theo năm tháng diện tích thu hẹp dần, bây giờ khuôn viên đình còn khoảng 1.500m2. Đình quay về hướng Đông, có 3 công trình chính là chính điện, nhà võ ca và nhà hội sở. Từ cổng chính với đôi rồng được làm theo kiểu lưỡng long triều nguyệt màu xanh ngọc bằng sứ trên mái ngói âm dương đi vào là bia Bạch Hổ, sau đó là bàn thờ Thần Nông, tiếp đến nhà võ ca rồi đi vào chính điện.

Cũng như bao ngôi đình khác, đình Thông Tây Hội thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam.

Cũng như bao ngôi đình khác, đình Thông Tây Hội thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam.

Phía trước chính điện là nhà võ ca với 52 cột gỗ, không có tường xung quanh. Võ ca là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ dịp lễ hội. Chính điện là khu vực làm lễ của đình, có chiều ngang 12m, dài 16,5m và cao 5m. Kết cấu của chính điện theo bình diện hình chữ nhật, chính giữa điện dựng 4 cột lớn theo dạng tứ trụ.

Phía trước chính điện là nhà võ ca với 52 cột gỗ, không có tường xung quanh

Phía trước chính điện là nhà võ ca với 52 cột gỗ, không có tường xung quanh

Trong chính điện có 48 cột, chia thành 8 dãy, chân cột khắc hình trụ thắt ở giữa. Toàn bộ hệ thống cột và kèo là gỗ sao. Đình Thông Tây Hội thờ Thành Hoàng theo tục thờ của người Việt. Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là con của vua Lý Thái Tổ cũng được thờ ở đây.

Hiện nay, đình thần Thông Tây Hội là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh giàu ý nghĩa

Hiện nay, đình thần Thông Tây Hội là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh giàu ý nghĩa

Hiện nay, đình thần Thông Tây Hội là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh giàu ý nghĩa, góp phần phát huy những giá trị truyền thống độc đáo của dân tộc. Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, hiện ngôi đình đã trở thành Di tích kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử Quốc gia.

>> Khám phá ngôi đình 500 năm tuổi dựng trên đất quân doanh của Ngô Quyền ở Hải Phòng

Ngôi đình cổ hơn 200 tuổi từng nhận đến 8 sắc phong, được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Ngôi đình cổ duy nhất thờ 3 chữ 'Hòa Vi Quý', mái lợp ngói vảy hến độc đáo, có kiến trúc được đánh giá đẹp nhất Việt Nam

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-dinh-co-nhat-phuong-nam-toa-lac-tren-khu-dat-rong-1500m2-duoc-cong-nhan-la-di-tich-kien-truc-nghe-thuat-cap-quoc-gia-d116799.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi đình cổ nhất phương Nam tọa lạc trên khu đất rộng 1.500m2, được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia
    POWERED BY ONECMS & INTECH