Người Hàn Quốc đứng đầu thế giới về chi tiền mua đồ hiệu xa xỉ

10-04-2023 10:18|Hải Chi

Theo một báo cáo của Morgan Stanley được công bố vào đầu tháng 1/2023, chi tiêu của người Hàn Quốc cho hàng xa xỉ cá nhân, túi xách hàng hiệu đến áo khoác phao, đã tăng 24% lên 21,8 nghìn tỷ Won (hơn 416 nghìn tỷ đồng) vào năm 2022, tương đương mỗi người chi tiêu khoảng 325 USD (7,6 triệu đồng). Con số này cao hơn nhiều so với Mỹ và Trung Quốc.

Trong những ngày cuối tháng 3, tỷ phú Bernard Arnault, Chủ tịch của tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH đã đến Hàn Quốc với dự định tập trung nhiều hơn vào thị trường này. Đây được đánh giá là bước đi chiến lược khi thị trường hàng xa xỉ của khu vực này được dự đoán sẽ vượt 9 nghìn tỷ Won (gần 7 tỷ USD) vào năm 2024.

Ở Hàn Quốc, từ lâu việc sở hữu và diện trên mình những món đồ của các thương hiệu xa xỉ đã trở thành biểu tượng của sự thành công và quyền lực mà chỉ những người thành đạt mới sở hữu.

Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường đồ hiệu ở Hàn Quốc đã có rất nhiều thay đổi. Không chỉ người giàu mới vung tiền mua những món đồ này, mà cả thế hệ MZ - một thuật ngữ của Hàn Quốc dùng để chỉ thế hệ Millennials và gen Z (những người sinh từ năm 1980 đến 2010) cũng sẵn sàng chi hàng nghìn USD cho những món đồ xa xỉ. Có những đứa trẻ vừa mới chào đời cũng đã được khoác lên mình những món đồ hiệu đắt đỏ.

Ở Hàn Quốc, người dân dường như bị "ám ảnh" với hàng hiệu. Nhiều người sẵn sàng xếp hàng dài trong suốt nhiều giờ, trước cả khi trung tâm thương mại mở cửa để mua hàng hiệu. Có người còn mang cả lều ngủ để chờ đợi. Trên mạng xã hội còn rộ lên dịch vụ đứng xếp hàng hộ trước các cửa hàng thời trang xa xỉ.

Theo một báo cáo của Morgan Stanley được công bố vào đầu tháng 1/2023, chi tiêu của người Hàn Quốc cho hàng xa xỉ cá nhân, túi xách hàng hiệu đến áo khoác phao đã tăng 24% lên 21,8 nghìn tỷ Won (hơn 416 nghìn tỷ đồng) vào năm 2022, tương đương mỗi người chi tiêu khoảng 325 USD (7,6 triệu đồng). Con số này cao hơn nhiều so với Mỹ và Trung Quốc.

colorful-cute-illustration-monthly-budget-bar-graphs-2-.png
ẢNH: NGUOIQUANSAT

Chị Alexia Yun - Giám đốc khu vực Hàn Quốc công ty thống kê Statista GmbH cho biết: "Nhu cầu về hàng xa xỉ của người dân Hàn Quốc được thúc đẩy bởi cả sự gia tăng sức mua cũng như mong muốn thể hiện địa vị xã hội. GDP bình quân đầu người tại Hàn Quốc đã tăng 30 nghìn USD, tạo ra một tầng lớp xã hội trung lưu sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn".

Khi Kelly Yoon đến từ khu trung lưu Songdo, ngoại ô Seoul, tham dự sự kiện của trường của cô con gái 9 tuổi của mình, bà mẹ 38 tuổi đã choáng váng trước những món đồ hàng hiệu mà các bà mẹ khác mặc.

han-quoc1.jpeg
Hàn Quốc hiện có tầm quan trọng với các nhà sản xuất hàng xa xỉ ở mức độ ngang với Nhật Bản. Ảnh: AFP

“Tôi thấy đủ loại túi Chanel trên đường đến lớp học. Các bà mẹ thích những bộ sưu tập trang sức Diva’s Dream của Bulgari và trang sức của Van Cleef & Arpels đồng thời áo khoác mùa đông Moncler thực sự là “đồng phục” cho các bà mẹ ở đây. Chiếc xe phổ biến nhất là xe thể thao đa dụng của Mercedes-Benz”, cô nói.

Theo Bloomberg, đây là bối cảnh diễn ra khắp Hàn Quốc, nơi có sự kết hợp mạnh mẽ giữa những người tìm kiếm địa vị, những chủ sở hữu nhà có nhiều tiền và thế hệ millennias theo khẩu hiệu sống Yolo (bạn chỉ sống một lần). Bởi vậy, Hàn Quốc trở thành những người chi tiêu bình quân đầu người nhiều nhất thế giới cho các thương hiệu xa xỉ .

Chi tiêu của người Hàn Quốc cho hàng xa xỉ cá nhân, từ túi xách hàng hiệu đến áo khoác phao trị giá 2.000 USD đã tăng 24% lên 21,8 nghìn tỉ won (21,8 tỉ USD) vào năm 2022 – tương đương khoảng 325 USD cho mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, theo báo cáo của Morgan Stanley công bố vào đầu tháng Giêng.

Theo các chuyên gia, thế hệ trẻ Millennials cũng góp phần vào sự bùng nổ hàng xa xỉ. Theo một báo cáo năm 2022 từ đơn vị khách hàng thân thiết thành viên của tập đoàn bán lẻ khổng lồ Lotte Group, việc mua hàng hóa xa xỉ của những người ở độ tuổi 20 đã tăng 70% vào năm 2021 so với năm 2018, mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các nhóm tuổi.

hang-xa-xi-1.jpeg
Người Hàn Quốc là những khách hàng chi nhiều tiền nhất trên thế giới cho hàng xa xỉ

Báo cáo của Morgan Stanley cũng cho biết thêm, hầu hết các thương hiệu hàng xa xỉ đều đã khai thác tối đa "làn sóng thần tượng" ở nước này để tăng nhu cầu của người tiêu dùng.

Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã được bổ nhiệm làm các vị trí đại diện cho các thương hiệu lớn nhỏ. Như các thành viên nhóm nhạc nữ BlackPink đều là đại sứ toàn cầu cho các thương hiệu xa xỉ như Chanel, Bulgari, Catier và Tiffany. Dior thông báo vào tháng 1/2023 về việc ký hợp đồng với thành viên BTS Jimin làm đại sứ toàn cầu Dior Man. Sau khi bổ nhiệm đại sứ chỉ một ngày, cổ phiếu của Dior đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào 17/1. Trị giá cổ phiếu của Dior đã tăng vọt từ 777 Euro lên 789 Euro, cao nhất từ trước tới nay.

anh-chup-man-hinh-2023-04-08-luc-10.28.07.png
Các thành viên BlackPink đều là đại sứ toàn cầu của các thương hiệu xa xỉ.

Với dân số 51 triệu người, Hàn Quốc hiện có tầm quan trọng với các nhà sản xuất hàng xa xỉ ở mức độ ngang với Nhật Bản quốc gia có 125 triệu dân. Báo cáo cho biết, công dân Hàn Quốc chiếm từ 10% trở lên trong tổng doanh số bán lẻ của các thương hiệu hàng đầu như Prada, Moncler, Bottega Veneta và Burberry Group.

Forbes công bố 10 tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2023

Các thương hiệu xa xỉ ‘đau đầu’ với thị trường Trung Quốc: Người mua sắm thi nhau đòi trả lại sản phẩm đã mua online, nhiều hãng mất tới 75% giá trị bán hàng

'Ông trùm' đế chế thời trang LVMH Bernard Arnault một lần nữa 'hạ gục' Elon Musk, giành lại ngôi vương người giàu nhất hành tinh

Túi Dior và bê bối đệ nhất phu nhân, đồ hiệu đắt đỏ nhiều tai tiếng

Theo Kiến Thức Đầu Tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nguoi-han-quoc-dung-dau-the-gioi-ve-chi-tien-mua-do-hieu-xa-xi-177547.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Người Hàn Quốc đứng đầu thế giới về chi tiền mua đồ hiệu xa xỉ
POWERED BY ONECMS & INTECH