Người phụ nữ rút tiền nhưng ATM nhả gấp đôi, ngân hàng yêu cầu phải bồi thường: Lỗi thuộc bên nào?
Rút 10.000 NDT nhưng ATM nhả số tiền gấp đôi, cô Linh đặt lại tiền thừa dưới camera. Một tuần sau, ngân hàng yêu cầu bồi thường. Tranh chấp này ai đúng, ai sai?
Sự cố tại cây ATM
Năm 2020, cô Linh, một cư dân ở Phúc Kiến, cần rút gấp 10.000 NDT (tương đương 35 triệu đồng) để giải quyết việc cá nhân. Ban đầu, cô định thực hiện giao dịch trực tiếp tại ngân hàng vì lo ngại những sự cố có thể xảy ra tại cây ATM. Trước đó, cô từng gặp vấn đề với máy rút tiền như bị nuốt thẻ hay giao dịch lỗi.
Tuy nhiên, khi đến ngân hàng, cô phát hiện tất cả quầy giao dịch đều đông đúc, khách hàng phía trước chủ yếu thực hiện các thủ tục phức tạp khiến tiến độ rất chậm. Không thể chờ lâu hơn, cô đành chấp nhận rút tiền tại cây ATM ngay trước cửa ngân hàng.
Sau khi hoàn tất thao tác và nhận đúng số tiền 10.000 NDT, máy ATM bất ngờ nhả thêm 10.000 NDT nữa. Cô kiểm tra hóa đơn rút tiền, phát hiện bản thân cũng đã nhập chính xác số tiền cần rút.
Bối rối nhưng không có thời gian để xử lý, cô Linh đặt số tiền thừa dưới camera của máy và rời đi.
Một tuần sau, cô Linh nhận được cuộc gọi từ ngân hàng yêu cầu giải trình về giao dịch rút tiền. Ngân hàng thông báo rằng số tiền 10.000 NDT thừa đã bị người khác lấy và cô phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Cô Linh nêu rõ: "Trước hết, tôi không lấy đi 10.000 NDT máy rút tiền trả thừa. Thứ hai, 10.000 NDT đó tôi đã đặt dưới camera, và nhân viên ngân hàng có thể để kiểm tra lại camera. Thứ ba, tôi không có trách nhiệm hay nghĩa vụ phải trả tiền cho những sai sót trong hoạt động của máy ATM".
Tuy nhiên, phía ngân hàng nói rằng: "Kỳ thực, 10.000 NDT được đặt lại dưới camera mới là phần tiền rút từ tài khoản của cô. Số tiền cô cầm đi là thuộc về ngân hàng".
Hình ảnh minh họa, nguồn: Internet |
Ai là người phải chịu trách nhiệm
Cảm thấy bị đối xử bất công, cô Linh quyết định báo cảnh sát để điều tra rõ ai mới là người phải đền tiền.
Tại cơ quan cảnh sát, luật sư được mời đến để làm rõ vấn đề. Phía luật sư phân tích vụ việc:
Quan hệ hợp đồng: Người gửi tiền có hợp đồng với ngân hàng, và ngân hàng phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho tài sản của khách hàng. Người gửi tiền không chiếm dụng lợi nhuận bất chính nên người gửi tiền không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trách nhiệm bảo quản: Người rút tiền không có nghĩa vụ bảo quản tài sản của ngân hàng. Mặc dù bề ngoài có sự phân biệt giữa "A và B" nhưng người gửi tiền là bên A không có quyền, nghĩa vụ giữ tài sản cho ngân hàng như bên B. Ngược lại, khi người gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng phải đảm bảo; chịu trách nhiệm về sự an toàn tài sản của người gửi tiền. Nếu có tổn thất thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm tương ứng.
Tiền mặt là tài sản đặc biệt, ngân hàng và cá nhân đều không thể chỉ ra cụ thể chủ sở hữu tiền mặt. Về nguyên tắc, tiêu chuẩn để phân chia quyền sở hữu là ai sở hữu. Cô Linh đã thực hiện giao dịch số tiền 20.000 NDT tại cây ATM. Nhưng khi rời đi, cô chỉ lấy 10.000 NDT của mình. Tức là cô ấy chỉ nắm giữ tiền mặt trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, 10.000 NDT còn thiếu đã bị kẻ khác lấy đi để kiếm lợi bất chính. Ngân hàng cần phải buộc người này phải chịu trách nhiệm.
cô Linh có liên quan đến việc làm mất số tiền 10.000 NDT nhưng cô ấy không cần phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Bởi vì khi người gửi tiền gửi hoặc rút tiền từ máy rút tiền tự phục vụ, nếu máy ATM gặp trục trặc thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất liên quan
Cảnh sát kết luận rằng ngân hàng phải chịu trách nhiệm chính về sự việc này. Nếu không thể tìm ra kẻ lấy đi 10.000 NDT phía ngân hàng tự chịu trách nhiệm.
Bài học xử lý khi gặp sự cố ATM
Luật sư cho biết:
Nếu lúc đó cô Linh không rút tiền thì cây ATM đã không trả thêm 10.000 tệ. Vì vậy, ngân hàng lấy đây làm lý do để yêu cầu bồi thường cũng không phải là không có lý.
Thứ hai, khi xảy ra sự cố, cô Linh là người duy nhất có mặt tại hiện trường nên có nghĩa vụ bảo quản số tiền và thông báo cho ngân hàng càng sớm càng tốt.
Phía các ngân hàng cần chú ý đến những trục trặc của máy rút tiền tự phục vụ và tiến hành sửa chữa kịp thời, kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời những trục trặc.
Theo Toutiao
>> Lừa cung cấp dịch vụ giám sát tài khoản mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản
Phong tỏa hơn 2.000 tỷ đồng, khởi tố 18 người dùng công nghệ cao lừa đảo xuyên quốc gia
Chuyển tiền 41 lần cho kẻ lừa đảo: Cúng giải hạn, cầu trúng giải đặc biệt