Người tiêu dùng với nhận thức tài chính không tồn tại trong suốt 12 năm phổ thông, khi nghe nói có vấn đề xấu xảy ra, họ sẽ từ bỏ

26-05-2024 19:09|Minh Nguyệt

"Trong bài thuyết trình, tôi muốn nói thay cho tiếng nói của người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ 9X trở về trước, nơi mà tôi và phần lớn các anh chị ở Hội thảo không có một giờ phút nào được học về tài chính cá nhân” - ông Ngô Thành Huấn phát biểu tại Hội thảo về thẻ tín dụng nội địa mới đây.

Ngày 21/5, Báo Lao động phối hợp với Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước và CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt”. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng tham dự và điều hành Hội thảo.

Hội thảo nhằm mục tiêu đưa ra các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phát huy hết tiềm năng, giá trị của thẻ tín dụng nội địa. Từ đó, góp phần thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện.

Tại hội thảo, ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc điều hành CTCP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT đã có nhiều đề cập đến vấn đề về dân trí tài chính, hoạch tài chính cá nhân.

“Trong bài này, tôi muốn nói thay cho tiếng nói của người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ 9X trở về trước, khi mà tôi và phần lớn các anh chị ở Hội thảo không có một giờ phút nào được học về tài chính cá nhân”.

>> Chưa đầy 1% dân số Việt Nam có thẻ tín dụng nội địa

Người tiêu dùng với nhận thức tài chính không hề tồn tại trong suốt 12 năm phổ thông, khi nghe nói có một vấn đề xấu xảy ra, họ sẽ từ bỏ
Ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc điều hành CTCP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT. Ảnh: Tô Thế

Ông Huấn cho biết, không riêng gì thẻ tín dụng, ở tất cả các thị trường tài chính trên thế giới, tỷ lệ người dân tiếp cận vào các sản phẩm tài chính như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ, chứng khoán hay trái phiếu đều tỷ lệ thuận với dân trí tài chính và thu nhập.

Đợt khủng hoảng 2022 đang làm chậm lại quá trình tăng lớp bảo vệ đối với tài chính của người dân. “Như vậy, bức tranh về mặt tài chính toàn diện đang là câu chuyện rất lớn”, ông Huấn nhận xét.

Giám đốc điều hành FIDT quan sát, trong 10 năm trở lại đây, các thông điệp về truyền thông thường được các ngân hàng hướng về câu chuyện thẻ tín dụng là giải pháp và là một công cụ của thanh toán.

>> Từ vụ nợ thẻ tín dụng 8,8 tỷ của Eximbank đến 'hiệu ứng domino' huỷ thẻ, các nhà băng khác cũng bị 'vạ lây'

Người tiêu dùng với nhận thức tài chính không hề tồn tại trong suốt 12 năm phổ thông, khi nghe nói có một vấn đề xấu xảy ra, họ sẽ từ bỏ
Dân trí tài chính là vấn đề quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng thẻ tín dụng (Ảnh: Internet)

Chỉ ra các vấn đề của thẻ tín dụng, ông Huấn chỉ ra, thẻ tín dụng có những chương trình khuyến mãi về tiêu dùng, ăn uống, du lịch; rút tiền mặt từ thẻ... Mặc dù các chương trình trên mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng điều này cũng đang thúc đẩy hiện tượng lạm chi đang tiềm ẩn bên trong.

Thứ hai, ông Huấn cho biết, tuy rằng tỷ lệ tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam còn thấp và vẫn còn dấu ấn khá lớn của tín dụng đen, vấn đề nợ xấu ở Việt Nam vẫn còn nhiều. Việc thúc đẩy thanh toán, thúc đẩy chi tiêu thì phải đi kèm với nợ xấu nếu như các cơ quan và TCTD không thay đổi hành vi và nhận thức về tài chính trong tiêu dùng. Đó là những hệ luỵ có thể sẽ kéo theo nếu như thúc đẩy cho việc phát triển nhưng thiếu đi sự bản chất, củng cố gốc rễ bên trong.

“Khi mà lạm chi và nợ xấu xuất hiện, giống như vấn đề từ 8,8 triệu trở thành 8,5 tỷ, cũng giống như câu chuyện của bảo hiểm nhân thọ, chỉ cần người tiêu dùng với một nhận thức tài chính không hề tồn tại trong suốt 12 năm phổ thông, khi họ nghe nói có một vấn đề xấu xảy ra thì họ sẽ từ bỏ.

Không phải ngẫu nhiên mà tỷ lệ khách hàng đối với bảo hiểm nhân thọ và đối với thẻ tín dụng đều có bước chậm lại trong năm 2023,2024. Tại vì đơn giản, khi người ta không biết và có một ai đó quăng một tin xấu ra thì người ta sẽ từ bỏ” - ông Ngô Thành Huấn phát biểu.

Cũng tại Hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, ông Lê Anh Dũng thông tin, đến hết tháng 3/2024 có 15 tổ chức phát hành thẻ đã phát hành thẻ tín dụng nội địa. Số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đạt trên 904,7 nghìn thẻ, tăng 18,37% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng thẻ tín dụng quốc tế là 9,53%.

Giao dịch thẻ tín dụng nội địa trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,3 triệu giao dịch với giá trị đạt 10 nghìn tỷ đồng, tăng 75,43% về số lượng và 89,85% về giá trị, cao hơn mức tăng tương ứng của thẻ tín dụng quốc tế lần lượt là 27,26% và 25,1%.

Phó Vụ trưởng nhận định, mặc dù kết quả cho thấy số lượng thẻ tín dụng nội địa còn khiêm tốn nhưng tăng trưởng về số lượng, giá trị giao dịch là điểm sáng cần ghi nhận. Ông Lê Anh Dũng cho biết, với quy mô dân số 100 triệu dân và cơ cấu dân số trẻ, thu nhập người dân ngày càng tăng, xu hướng thương mại điện tử, kinh tế số ngày càng thịnh hành thì thị trường thẻ tín dụng nội địa còn nhiều tiềm năng phát triển.

>> Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: Người Việt Nam mạnh mua xổ số vì thiếu kiến thức đầu tư, đây là dạng đầu tư không có tri thức, phải dựa vào may mắn

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa: Người Việt Nam mạnh mua xổ số vì thiếu kiến thức đầu tư, đây là dạng đầu tư không có tri thức, phải dựa vào may mắn

Một tập đoàn trước khi có biểu hiện nguy hiểm đều đưa ra mức lãi suất huy động trái phiếu cực kỳ cao 12%/năm hoặc hơn thế

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nguoi-tieu-dung-voi-nhan-thuc-tai-chinh-khong-he-ton-tai-trong-suot-12-nam-pho-thong-khi-nghe-noi-co-mot-van-de-xau-xay-ra-ho-se-tu-bo-236187.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Người tiêu dùng với nhận thức tài chính không tồn tại trong suốt 12 năm phổ thông, khi nghe nói có vấn đề xấu xảy ra, họ sẽ từ bỏ
POWERED BY ONECMS & INTECH