Theo ông, mức tăng vượt trội của thị trường là con dao hai lưỡi đối với các nhà đầu tư.
Theo nhà kinh tế học David Rosenberg, thị trường chứng khoán Mỹ đang lóe lên những dấu hiệu cảnh báo tương tự về "nền kinh tế bong bóng" xảy ra trước các cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và 2000.
Chủ tịch Rosenberg Research chỉ ra "thị trường giá lên dữ dội" đã bùng nổ ở thị trường chứng khoán Mỹ, với chỉ số S&P 500 lần đầu tiên vượt mốc 5.000 điểm vào tuần trước.
>> Chỉ số S&P 500 lần đầu vượt mốc 5.000 điểm, thị trường chứng khoán Mỹ 'cất cánh'
Chỉ số S&P 500 chuẩn đã tăng khoảng 22% từ mức tương đối thấp vào tháng 10 năm ngoái. Chỉ số này cũng đã tăng liên tiếp trong 5 tuần qua và ghi nhận tuần tăng thứ 14 trong 15 tuần qua - một chuỗi thắng chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1970.
Chỉ số S&P 500 lần đầu tiên vượt mốc 5.000 điểm vào tuần trước |
Tuy nhiên, mức tăng vượt trội là con dao hai lưỡi đối với các nhà đầu tư, vì thị trường hiện tại trông rất giống với tình hình trước thời kỳ "bong bóng dot-com" và các vụ sụp đổ năm 2008, Rosenberg viết trong một ghi chú hôm thứ Hai (12/2).
“Điều này có cảm giác như sự giao thoa giữa năm 1999 và 2007. Đó là một bong bóng đầu cơ khổng lồ trên hầu hết các tài sản rủi ro. Tương tự như cơn sốt AI hiện tại, Internet cũng như các cổ phiếu tăng trưởng cao cũng đã từng tạo nên bong bóng Nifty Fifty vào cuối thế kỷ 19", ông nói. Chủ tịch Rosenberg Research đề cập đến nhóm 50 cổ phiếu vốn hóa lớn thống trị thị trường chứng khoán trong thập niên 60 và 70, trước khi giảm khoảng 60% ngay sau đó.
>> Cổ phiếu Amazon tăng 10.249.900%, anh em nhà Bezos trở thành tỷ phú
Các chiến lược gia khác của Phố Wall đã cảnh báo về sự tương đồng giữa thị trường ngày nay và sự bùng nổ chứng khoán tương tự trong quá khứ.
Richard Bernstein Advisors cho biết trong báo cáo tháng 10/2023 rằng sự cường điệu về trí tuệ nhân tạo đã đẩy nhóm cổ phiếu Magnificent Seven thống trị phần lớn mức tăng của chỉ số S&P 500 trong năm ngoái. Một đợt điều chỉnh giá lớn sắp xảy ra khi định giá tăng vọt đến mức không bền vững.
Triển vọng của thị trường chứng khoán Mỹ cũng bị che mờ bởi bức tranh kinh tế không chắc chắn, Rosenberg nói thêm. Rủi ro địa chính trị, suy thoái và việc cắt giảm lãi suất chậm trễ của Fed sẽ làm các nhà đầu tư thất vọng.
Trước đó, nhà kinh tế học đã cảnh báo các nhà đầu tư nên cẩn thận trước hàng loạt rủi ro mà ông nhận thấy trước mắt đối với thị trường. Trước đây, ông nói rằng chỉ số S&P 500 trông “giống một cách kỳ lạ” với năm 2022, năm mà chỉ số này giảm 20%. Điều này một phần là do một cuộc suy thoái “ít người nhìn thấy và ít người dự đoán” đang đến với nền kinh tế, ông cho hay vào tháng trước.
>> Vỡ 'bong bóng bất động sản', Trung Quốc vật lộn với tình trạng dư thừa nhà ở cho 150 triệu người