‘Nhấp nháy’ kỷ lục 400 phiên giao dịch, chỉ báo suy thoái hàng đầu phố Wall đã hỏng?

01-06-2024 08:00|Bạch Linh

Đường cong lợi suất đã đảo ngược trên 400 phiên giao dịch mà nền kinh tế vẫn chưa “sụp đổ”. Chuyện gì đang diễn ra?

Chỉ báo suy thoái ưa thích của phố Wall bị hỏng?

Theo Wall Street Journal (WSJ), một trong những chỉ báo suy thoái ưa thích của phố Wall có thể đã bị hỏng.

Một hiện tượng bất thường là khi đường cong lợi suất đảo ngược, trong đó lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ ngắn hạn sẽ vượt quá lợi suất trái phiếu dài hạn.

Từ lâu, hiện tượng này đã được cho là nhấp nháy “tín hiệu” - chứng minh gần như suy thoái kinh tế sẽ xuất hiện. Được biết, trong 8 đợt suy thoái trước đây ở Mỹ, đường cong lợi suất đều đảo ngược trước khi nền kinh tế xảy ra “biến động”.

Tuy nhiên, dấu hiệu lạ hơn lại xuất hiện. Đường cong lợi suất đã đảo ngược trên 400 phiên giao dịch mà nền kinh tế vẫn chưa “sụp đổ”. Đây là một khoảng thời gian kỷ lục. Tháng 4, Mỹ đã có thêm 175.000 việc làm mới, đồng thời tăng trưởng kinh tế quý II dự kiến sẽ tốt hơn so với quý I.

Điều này ám chỉ rằng, nếu kinh tế Mỹ không xảy ra suy thoái, vai trò dự báo của đường cong lợi suất đảo ngược sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, WSJ cho hay. Và điều này có thể trở thành một trong những ví dụ hàng đầu cho thấy đại dịch Covid-19 đã làm đảo ngược những giả thuyết lâu đời ở phố Wall về cách mà nền kinh tế và thị trường vận hành.

Dẫu vậy, Chủ tịch của ngân hàng đầu tư Evercore ISI, Ed Hyman cho rằng cuộc suy thoái lần này có thể đến muộn một chút. Nhưng ông cũng đề cập rằng có thể đường cong lợi suất đảo ngược không dự báo chính xác bởi kinh tế Mỹ vẫn ổn định cho đến nay.

‘Nhấp nháy’ kỷ lục 400 phiên giao dịch, chỉ báo suy thoái hàng đầu phố Wall đã hỏng?
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ (trái). Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 1 năm (phải)

Đường cong lợi suất đảo ngược có thể báo hiệu suy thoái như thế nào?

Theo các nhà kinh tế, có lý do khiến đường cong lợi suất đảo ngược trước khi suy thoái xuất hiện. Lợi suất trái phiếu Kho bạc chủ yếu phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về mức lãi suất ngắn hạn do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ấn định sẽ đạt trung bình bao nhiêu trong kỳ hạn của trái phiếu.

Khi lợi suất trái phiếu dài hạn giảm xuống dưới lợi suất trái phiếu ngắn hạn - nó phản ánh các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất - thường để kích thích nền kinh tế đang suy thoái.

>> 'Vua trái phiếu' Bill Gross nhận định nền kinh tế Mỹ đang hướng tới suy thoái

Các nhà kinh tế đã mất một thời gian dài để liên kết đường cong lợi suất đảo ngược với suy thoái. Một trong những người đầu tiên chú ý đến điều này là ông Campbell Harvey, hiện là Giáo sư Tài chính tại Đại học Duke.

Ông Harvey nói rằng phố Wall và Fed từng thảo luận về đường cong lợi suất đảo ngược vào những năm 1990. Tuy nhiên, phải đến sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nó mới thật sự được chú ý.

‘Nhấp nháy’ kỷ lục 400 phiên giao dịch, chỉ báo suy thoái hàng đầu phố Wall đã hỏng?
Phố Wall và Fed từng thảo luận về đường cong lợi suất đảo ngược vào những năm 1990. Tuy nhiên, phải đến sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nó mới thật sự được chú ý

Hạn chế của chỉ báo suy thoái

Đường cong lợi suất đảo ngược đề cập đến việc các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất, nhưng không giải thích được lý do tại sao họ lại cho rằng như vậy.

Trong tình huống hiện tại, đã có lần nền kinh tế Mỹ đối mặt với rủi ro suy thoái. Cảnh báo suy thoái gia tăng vào năm 2022 khi lạm phát nóng lên và Fed bắt đầu mạnh tay tăng lãi suất.

Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn tin tưởng rằng Mỹ có thể tránh được suy thoái. Họ lập luận rằng lạm phát có thể đã giảm về gần mức mục tiêu 2% của Fed khi doanh nghiệp phục hồi và nâng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết nhưng Fed cũng sẽ sớm xoay trục trước khi nền kinh tế chững lại quá mức.

Sau đó, lạm phát đã tiếp tục giảm xuống trong khi tỷ lệ thất nghiệp chỉ tăng nhẹ. Triển vọng Fed hạ cánh mềm đã khiến các nhà đầu tư phấn chấn - đưa S&P 500 đi lên 24% vào năm ngoái và tăng 11% trong năm nay.

Còn lần này, ông Harvey nhận định nền kinh tế Mỹ có thể tránh được suy thoái. Vị chuyên gia nói: “Thật ngây thơ khi bạn cho rằng mình có thể dự báo nền kinh tế phức tạp chỉ bằng một thước đo duy nhất từ thị trường trái phiếu”.

>> Siêu cường lung lay: 'Kịch bản kinh tế' tồi tệ nhất có thể sắp 'tấn công' quốc gia mạnh nhất thế giới

Quốc gia châu Á suy thoái vẫn lên cơn sốt xe sang, người nghèo cũng dễ dàng mua Mercedes hay Lamborghini

Trụ cột của kinh tế Mỹ hứng đòn giáng nặng nề, báo hiệu nguy cơ suy thoái

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhap-nhay-ky-luc-400-phien-giao-dich-chi-bao-suy-thoai-hang-dau-pho-wall-da-hong-236966.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
‘Nhấp nháy’ kỷ lục 400 phiên giao dịch, chỉ báo suy thoái hàng đầu phố Wall đã hỏng?
POWERED BY ONECMS & INTECH