Tài chính Ngân hàng

Những tài khoản ngân hàng ‘ngủ quên' bị xử lý như thế nào?

Chi Hạ 25/09/2024 - 21:13

Mỗi ngân hàng có những chính sách xử lý khác nhau đối với các tài khoản ngân hàng không phát sinh giao dịch trong một thời gian nhất định.

Ngày nay, một cá nhân có thể sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng, trong đó có những tài khoản không sử dụng.

Đối với những tài khoản ngân hàng ngân hàng không giao dịch, mỗi ngân hàng đều có chính sách xử lý khác nhau.

Ngân hàng Nhà nước cho phép các nhà băng áp dụng chính sách thu phí riêng, miễn là công khai và nằm trong thỏa thuận khi mở tài khoản.

Theo đó, nếu tài khoản có số dư trên mức tối thiểu và không phát sinh giao dịch trong thời gian dài, ngân hàng sẽ xếp vào diện tài khoản "ngủ quên" hoặc "ngủ đông". Trong giai đoạn này, tài khoản vẫn nhận tiền lãi không kỳ hạn. Tuy nhiên, khách hàng vẫn cần thanh toán các khoản phí phát sinh (nếu có) như phí thường niên, phí quản lý tài khoản, phí SMS Banking... Số tiền phí phát sinh sẽ được khấu trừ trực tiếp vào số dư còn lại trong tài khoản.

Đối với những tài khoản hết số dư (số dư 0 đồng), các ngân hàng có quy định khóa đối với những tài khoản không phát sinh giao dịch trong thời gian nhất định.

>> Dừng ngay giao dịch tại máy ATM nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường sau

Cụ thể, trong nhóm Big4, BIDV (BID) quy định đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi số dư tài khoản 0 đồng và không phát sinh bất kỳ giao dịch nào trong 6 tháng liên tiếp với tài khoản VND, 12 tháng đối với tài khoản ngoại tệ (trừ một số sản phẩm thỏa thuận riêng với khách hàng).

Ngoài việc đóng tài khoản, BIDV cũng chấm dứt các dịch vụ kết nối với các tài khoản đó.

Agribank sẽ tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng nếu tài khoản có số dư thấp hơn số dư tối thiểu (đối với khách hàng cá nhân là 50.000) và không phát sinh giao dịch trong vòng 12 tháng. Đối với tài khoản tạm khóa ở trạng thái không hoạt động quá 36 tháng, ngân hàng sẽ đóng tài khoản của khách hàng.

VietinBank (CTG) và Vietcombank (VCB) cũng có quy định đóng tài khoản của khách khi số dư về 0 đồng và không phát sinh giao dịch liên tục trong 12 tháng.

>> Trẻ em 6 tuổi có được phép mở thẻ ATM ngân hàng?

Những tài khoản ngân hàng ‘ngủ quên' bị xử lý như thế nào?
Ngân hàng sẽ khóa tài khoản nếu không phát sinh giao dịch trong một thời gian nhất định. Ảnh minh họa

Trong khi đó, ở nhóm ngân hàng tư nhân, Techcombank (TCB) sẽ chủ động khóa các tài khoản 0 đồng nếu không phát sinh giao dịch liên tục trên 12 tháng. Ngược lại, ngân hàng sẽ không khóa các tài khoản hết số dư không hoạt động trong thời gian dưới 12 tháng. Tuy nhiên, khách hàng phải đóng thêm “Phí quản lý tài khoản không hoạt động” (dao động từ 10.000 - 50.000 VND/tháng/tài khoản).

Ngân hàng ACB tự đóng tài khoản không sử dụng và không thu bất cứ chi phí nào đối với tài khoản không thực hiện giao dịch trong vòng 12 tháng.

Tại Sacombank (STB), trong vòng 6 tháng (kể từ thời điểm số dư bằng 0), tài khoản của khách hàng nếu không có giao dịch sẽ bị ngân hàng ngưng hạch toán và không thu thêm phí.

Tương tự, TPBank (TPB) sẽ tự động khóa tài khoản ngân hàng nếu không phát sinh thêm giao dịch mới trong thời gian trên 1 năm.

Việc tạm khóa hay đóng tài khoản thanh toán không sử dụng trong thời gian dài giúp ngân hàng không phát sinh chi phí quản lý và tránh những phát sinh không đáng có.

>> Tuyệt đối không làm những điều này khi nhận được ‘số tiền lạ’ trong tài khoản

Dừng ngay giao dịch tại máy ATM nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường sau

Người dùng iPhone cần xóa ngay ứng dụng này nếu không muốn lộ thông tin tài khoản ngân hàng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-tai-khoan-ngan-hang-ngu-quen-bi-xu-ly-nhu-the-nao-250413.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Những tài khoản ngân hàng ‘ngủ quên' bị xử lý như thế nào?
POWERED BY ONECMS & INTECH