Xã hội

Nữ giáo sư Việt Nam duy nhất được lấy tên đặt cho một tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời, từng được vinh danh tại hai 'Nobel Thiên văn'

Thùy Dung 04/10/2024 - 16:56

Bà nổi danh toàn cầu sau khi phát hiện ra Vành đai Kuiper, làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của giới thiên văn về lịch sử Hệ Mặt Trời.

Nhắc đến những nhân vật gốc Việt nổi tiếng trên thế giới, Lưu Lệ Hằng là một trong những cái tên không thể bỏ qua. GS. Lưu Lệ Hằng đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện 31 tiểu hành tinh. Bà nổi danh toàn cầu sau khi phát hiện ra Vành đai Kuiper – một vùng chứa hàng trăm triệu vật thể băng có hình dạng như chiếc bánh vòng, làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của giới thiên văn về lịch sử Hệ Mặt Trời.

Empty
GS. Lưu Lệ Hằng đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện 31 tiểu hành tinh. Ảnh: Internet

Giáo sư Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963, quê gốc ở Hải Phòng nhưng bà sinh ra tại Sài Gòn. Đến năm 1975, bà cùng gia đình sang Mỹ định cư. Bà đã theo học tại nhiều trường đại học danh tiếng về vật lý, bao gồm Đại học Stanford (tốt nghiệp năm 1984), sau đó tiếp tục học thạc sĩ tại Đại học California, Berkeley và nhận bằng tiến sĩ vật lý thiên thể vào năm 1990 tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Trong một lần đến thăm Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực, khi tận mắt nhìn thấy những hình ảnh do tàu không gian Voyager truyền về từ các hành tinh như Hỏa Tinh và Thổ Tinh, giáo sư Lưu Lệ Hằng đã quyết định theo đuổi ngành thiên văn học.

Bà Hằng nổi danh toàn cầu sau khi phát hiện ra Vành đai Kuiper. Ảnh: Internet

Bà Hằng nổi danh toàn cầu sau khi phát hiện ra Vành đai Kuiper. Ảnh: Internet

Năm 1987, giáo sư Lưu Lệ Hằng cùng người thầy và cũng là đồng nghiệp của mình, giáo sư David Jewitt đã dũng cảm đi ngược lại quan điểm chung của giới khoa học thời bấy giờ để nghiên cứu về Vành đai Kuiper – một việc bị coi là "điên rồ". Lý do là nhiều năm trước, nhà thiên văn học Gerard Kuiper đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của Vành đai Kuiper, nhưng nhiều nhà khoa học khi đó cho rằng giả thuyết này thiếu căn cứ và không đáng tin. Thời điểm đó, hầu hết các nhà thiên văn đều khẳng định rằng vùng rìa Hệ Mặt Trời hoàn toàn trống rỗng, không có gì đáng chú ý.

Tuy nhiên, với quyết tâm mạnh mẽ, từ năm 1987 đến 1992, giáo sư Lưu Lệ Hằng và giáo sư Jewitt đã đi đến nhiều nơi, tìm kiếm các thiết bị nghiên cứu tiên tiến nhất và làm việc ngày đêm để phân tích khối lượng tài liệu khổng lồ, cuối cùng đã tìm ra chân lý.

Phát hiện của bà làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của giới thiên văn về lịch sử Hệ Mặt Trời. Ảnh: Internet

Phát hiện của bà làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của giới thiên văn về lịch sử Hệ Mặt Trời. Ảnh: Internet

Vào năm 1992, khi phân tích những hình ảnh do kính thiên văn chụp lại, giáo sư Lưu Lệ Hằng vỡ òa trong hạnh phúc khi phát hiện ra một thiên thể trong Vành đai Kuiper. Khám phá của bà cùng với giáo sư Jewitt đã chấm dứt mọi nghi ngờ về sự tồn tại của Vành đai Kuiper, mở ra một hướng đi mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành của Hệ Mặt Trời. Hiện tại, đã có hơn 1.500 vật thể thuộc Vành đai Kuiper được xác định.

Năm 2012, Lưu Lệ Hằng được vinh danh với hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới. Đầu tiên vào tháng 3/2012, bà nhận giải Kavli tại Na Uy, một giải thưởng được ví như "Nobel Thiên văn học" của thế giới. Cũng trong năm đó, vào tháng 5/2012, bà tiếp tục được trao giải Shaw Thiên văn học, thường được gọi là "Nobel Thiên văn Phương Đông". Đặc biệt, tên của bà đã được đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu trong Hệ Mặt Trời để ghi nhận những đóng góp to lớn của bà trong lĩnh vực thiên văn học.

Bà Hằng được vinh dự lấy tên đặt cho một tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Ảnh: Internet

Bà Hằng được vinh dự lấy tên đặt cho một tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Ảnh: Internet

Từ năm 1994, bà đã là giảng viên tại khoa Thiên văn học, Đại học Harvard. Sau đó, bà chuyển đến Hà Lan giảng dạy tại Đại học Leiden. Mặc dù nổi tiếng trong lĩnh vực thiên văn, GS. Lưu Lệ Hằng vẫn quyết định rẽ ngang để tìm kiếm những thử thách mới. Hiện tại, bà là chuyên gia kỹ thuật tại Phòng thí nghiệm Lincoln, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts.

Dù gặt hái được những thành công vang dội trên toàn thế giới nhưng Giáo sư Lưu Lệ Hằng vẫn luôn tự hào khi mình là một người con của đất Việt. Bà luôn thể hiện tình cảm của mình với quê hương và hy vọng có thể thổi bùng ngọn lửa yêu khoa học tới mọi người.

Gặt hái được nhiều thành công ở đất khác, Giáo sư Lưu Lệ Hằng luôn tự hào mang trong mình dòng máu Việt Nam. Ảnh: Internet

Gặt hái được nhiều thành công ở đất khác, Giáo sư Lưu Lệ Hằng luôn tự hào mang trong mình dòng máu Việt Nam. Ảnh: Internet

Năm 2015, bà trở về Việt Nam trong khuôn khổ chương trình “Gặp gỡ Việt Nam”. Những chia sẻ của bà đã truyền cảm hứng và khơi dậy tinh thần trách nhiệm cho thế hệ trẻ: “Việt Nam rất đẹp… nên giữ gìn vẻ đẹp của đất nước”, và “Đất đai là chúng ta mượn của con cháu, nên chúng ta phải giữ gìn cho con cháu”…

>> Người phụ nữ duy nhất Việt Nam được lấy tên để đặt cho cả một thành phố, không phải vua chúa hay bậc khai quốc công thần, từng xung 300 mẫu ruộng vào công điền

Giáo sư gốc Việt được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Viện Ung thư Quốc gia Mỹ: Nhà nghiên cứu ung thư hàng đầu thế giới, cha là bác sĩ phẫu thuật thần kinh đầu tiên của Việt Nam

Nữ Giáo sư kéo cờ Tổ quốc trong lễ Tuyên ngôn Độc lập: Bí danh lấy cảm hứng từ vĩ nhân lịch sử, sau này là Viện trưởng Viện Triết học

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nu-giao-su-viet-nam-duy-nhat-duoc-lay-ten-dat-cho-mot-tieu-hanh-tinh-trong-he-mat-troi-tung-duoc-vinh-danh-tai-hai-nobel-thien-van-d134991.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nữ giáo sư Việt Nam duy nhất được lấy tên đặt cho một tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời, từng được vinh danh tại hai 'Nobel Thiên văn'
    POWERED BY ONECMS & INTECH