Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Không có chuyện thiếu "room tín dụng" vào thời điểm đầu năm

08-02-2023 14:04|Tuấn Hưng

Theo NHNN, sẽ không có chuyện thiếu room tín dụng vào thời điểm đầu năm, bởi lẽ tình trạng này thường rơi vào cuối năm.

Tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản sáng nay (8/2), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết việc quản lý hạn mức tín dụng đối với ngành ngân hàng là một công cụ thiết yếu, rất hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát.

"Trong năm 2022, con số tăng trưởng tín dụng 14,17% cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế đã được đáp ứng phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm phát. Thời điểm các ngân hàng kiến nghị nới hạn mức tín dụng (room) thì chưa hết room, còn đến 1,5% mà các ngân hàng thương mại (NHTM) chưa cho vay hết. Việc các NHTM sử dụng room được cấp ra sao là do nội bộ các ngân hàng điều phối.

Đến cuối năm 2022 khi NHNN thấy cần mở hơn nữa, Thống đốc quyết định nới thêm 1,5-2% hạn mức tăng trưởng của năm 2022, nhưng cũng không dùng đến phần đó. Năm 2023 dự kiến tăng trưởng tín dụng là 14-15%," Phó Thống đốc chia sẻ.

Liên quan tới vấn đề room tín dụng cho lĩnh vực bất động sản (BĐS), Phó Thống đốc khẳng định không có quy định room riêng cho lĩnh vực ngành nghề, chỉ có room chung hay hạn mức tín dụng đặt ra để phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, ông Tú cũng cho biết sẽ không có chuyện thiếu room tín dụng vào thời điểm đầu năm, bởi lẽ tình trạng này thường rơi vào cuối năm. Do đó, lúc này không thể nói là không vay được do room không có.

Cũng tại hội nghị, NHNN cho biết đối với ngành ngân hàng, những diễn biến trên thị trường cũng như những khó khăn của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Cuộc đua tín dụng 2025: Ngân hàng yếu vốn sẽ bị bỏ lại phía sau?

Ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ: Loạt doanh nghiệp ngành hàng tỷ USD nêu kiến nghị 'nóng'

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/pho-thong-doc-dao-minh-tu-khong-co-chuyen-thieu-room-tin-dung-vao-thoi-diem-dau-nam-168533.html
Bài liên quan
  • Ngân hàng nào có cơ hội nhận room tín dụng cao nhất năm 2025?
    Những ngân hàng nào sẽ được cấp room tín dụng cao trong năm 2025? Xếp hạng CAMEL hé lộ loạt nhà băng có lợi thế mở rộng tín dụng, đón đầu cơ hội tăng trưởng.
  • Lộ trình bỏ room tín dụng: Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát thị trường bằng cách nào?
    Việc xóa bỏ cơ chế room tín dụng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, mang lại cơ hội tăng trưởng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Không còn trần tín dụng, NHNN sẽ làm gì để đảm bảo dòng vốn được phân bổ hợp lý, ngăn chặn tín dụng tăng trưởng nóng và duy trì sự ổn định của nền kinh tế?
  • Cuộc chiến thị phần ngân hàng: Big4 có thắng thế khi bỏ room tín dụng?
    Việc tiến tới bỏ room tín dụng đang tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân đang đứng trước cơ hội bứt phá, trong khi các ngân hàng lớn thuộc Big4 có thể đối mặt với thách thức mới khi mất đi lợi thế hạn mức tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ hưởng lợi gì khi bỏ room tín dụng?
    Bỏ room tín dụng có thể mở ra cánh cửa tiếp cận vốn rộng hơn cho doanh nghiệp, nhưng liệu nó có làm thay đổi cuộc chơi trong hệ thống ngân hàng? Khi ranh giới giữa cơ hội và rủi ro trở nên mong manh, câu hỏi đặt ra là: thị trường tài chính sẽ bứt phá mạnh mẽ hay đối mặt với những thách thức tiềm ẩn?
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Không có chuyện thiếu "room tín dụng" vào thời điểm đầu năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH